Đà Nẵng cuối tuần

Vươn lên từ đống tro tàn

07:13, 01/02/2015 (GMT+7)

Trong hai thập kỷ sau năm 1945, Nhật Bản đã làm việc một cách sáng tạo để khôi phục và dựng xây đất nước.

Trình diễn thời trang tại cửa hàng Mitsukoshi ở Nihonbashi, Tokyo, 1956.  Ảnh : Shigeichi Nagano
Trình diễn thời trang tại cửa hàng Mitsukoshi ở Nihonbashi, Tokyo, 1956. Ảnh : Shigeichi Nagano

Sự thay đổi nhanh chóng của “Xứ sở mặt trời” được ghi lại trong hơn 100 bức ảnh ấn tượng của các nhiếp ảnh gia Nhật Bản - về  hy vọng và đổi mới trong thời hậu chiến. Những tác phẩm mang tính lịch sử này được triển lãm tại phòng trưng bày Open Eye ở Liverpool qua chủ  đề “Nước Nhật - Thay đổi sau chiến tranh”.

Vào buổi trưa ngày 15-8-1945, chương trình phát thanh tuyên bố đầu hàng của Nhật Bản được phát đi cho các lực lượng đồng minh trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima đổ bóng trên  sông Ohta river, 1960-1965. Ảnh : Kikuji Kawada
Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima đổ bóng trên sông Ohta river, 1960-1965. Ảnh : Kikuji Kawada

Đối với nhiều người Nhật Bản, họ không thể tưởng tượng sự việc hệ trọng này đã xảy ra. Khi nghe tin này, nhiếp ảnh gia Hiroshi Hamaya chạy ra đường, bấm máy lên mặt trời cao giữa trưa nắng ở Niigata. Cử chỉ thiện ý đó xuất phát từ bản năng và sự bốc đồng.

The Sun on the Day of Defeat- Mặt trời vào ngày bại trận – tên bức ảnh mang tính tài liệu ghi lại khoảnh khắc thời hậu chiến đau thương bắt đầu - với sự hỗn loạn, bối rối và nghi kỵ. Hình ảnh mặt trời bị mờ đi của nhiếp ảnh gia Hamaya bắt đầu làm chủ điểm khởi đầu về một giai đoạn lịch sử của nước Nhật bước vào thời khó khăn sau chiến tranh.

Vũ công nghỉ ngơi trên ban-công nhà hát kịch  ở Asakusa, Tokyo, 1949.  Ảnh: Takeyoshi Tanuma
Vũ công nghỉ ngơi trên ban-công nhà hát kịch ở Asakusa, Tokyo, 1949. Ảnh: Takeyoshi Tanuma

Triển lãm trưng bày tác phẩm của các nhiếp ảnh gia như Ken Domon và Tadahiko Hayashi, những người khởi đầu công việc nhiếp ảnh dành cho việc tái thiết đất nước. Họ cũng đi tìm sự xuất hiện của thế hệ phóng viên ảnh trẻ như Shomei Tomatsuand, Takeyoshi Tanuma, có các  tác phẩm nêu bật những căng thẳng của một quốc gia bị mắc kẹt giữa truyền thống cực đoan và nhịp sống cận đại.

Số tác phẩm gây chú ý nhất trong phòng triển lãm phải kể đến loạt ảnh mang tên “Bản đồ” của Kikuji Kawada. Kawada chụp ảnh các vết bẩn hoen ố trên áo khoác của một cậu bé trung học bị chết; chúc thư cuối cùng viết tay của một người lính trong khi bị tấn công, đặc biệt, các vết máu khô  trên trần nhà  tưởng niệm hòa bình Hiroshima.

Thiếu nữ Nhật ở Omagari, Akita, 1953. Ảnh: Ihee Kimura
Thiếu nữ Nhật ở Omagari, Akita, 1953. Ảnh: Ihee Kimura

Ở bộ sưu tập chính, hình ảnh đường phố được chớp bởi Ken Domon, Tadahiko Hayashi và Ihee Kimura gợi lên hình ảnh những người sống sót bị sốc ở Tokyo.  Các trẻ bụi đời, trẻ em mồ côi và người về hưu kiệt sức ở thành phố  - đó chính là một phần của thời hậu chiến Tokyo. Hình ảnh đô thị hiện đại ngày nay như thể xóa tất cả các dấu vết của quá khứ.

Triển lãm ảnh  được chia thành ba thời kỳ: Hậu quả của chiến tranh (giữa thập niên 40 đến giữa thập niên 50), Giữa truyền thống và hiện đại (chủ yếu là những năm cuối thập niên 50) và Hướng tới một Nhật Bản mới (khoảng 1960-1965).

Trẻ em xem triển lãm ảnh lưu động  ở Tokyo, 1953. Ảnh:Ken Domon
Trẻ em xem triển lãm ảnh lưu động ở Tokyo, 1953. Ảnh:Ken Domon

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt đã để lại Nhật Bản nhiều vết thương và đổ vỡ. Những thập kỷ sau Hiroshima, một biểu đồ mới  giới thiệu về sự phục hồi –từ chỗ nhếch nhác, cơ cực  như những trẻ bụi đời nhường chỗ cho các cuộc học tập của sinh viên và tính hiện đại trong đời sống nước Nhật. Trong triển lãm, những bức ảnh phản ảnh sự phát triển của nước Nhật vào những năm sau chiến tranh đã dẫn đến cuộc cách mạng kinh tế, đánh giá lại một thời kỳ biến động đã qua.

HOÀNG ĐẶNG

.