.
Góc nội trợ

Trái cây ăn lúc nào?

Trái cây là một phần thiết yếu đối với sức khỏe, là một trong những loại thực phẩm mà mọi người quan tâm nhất. Vậy ăn trái cây vào lúc nào thì đúng hay sai?

1- Nói: “Ăn trái cây vào buổi sáng là vàng, trưa là bạc, chiều là đồng, buổi tối là nhôm” là không có cơ sở. Ăn trái cây vào buổi sáng hay vào buổi chiều có gì khác biệt? Nói như  trên hoàn toàn không hợp lý.

2- Không ăn trái cây trước bữa ăn. Là sai. Ăn trái cây trước bữa ăn sẽ không ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ, nó sẽ không làm tăng mức tiêu thụ chung, mà có thể ăn.

3- Ăn trái cây trước bữa ăn sẽ giúp giảm cân. Đúng. So với lương thực, thịt, trái cây có thể tích lớn, ít năng lượng hơn, giúp giảm tiêu thụ năng lượng bữa ăn, nó giúp giảm cân. Thực ra việc giảm trọng lượng, cuối cùng phụ thuộc vào tổng lượng thức ăn và hoạt động thể chất.

4- Ăn cơm xong, ăn các loại trái cây dễ phát phì. Chính xác. Đã dùng bữa no bụng, lại cố ăn thêm một số trái cây sẽ  gia tăng năng lượng hấp thu, làm dạ dày căng lên, dễ dẫn đến béo phì.

5- Không ăn trái cây trước khi đi ngủ. Rất đúng. Trước khi đi ngủ, không ăn bất kỳ thực phẩm, kể cả trái cây. Nhưng hai giờ trước khi đi ngủ có thể ăn trái cây, đối với những người không thể ăn hoa quả vào các thời điểm khác.

6- Không nên vừa ăn cơm vừa ăn trái cây. Không đúng. Những người thường ăn món salad trái cây đều biết rõ, không có vấn đề gì trong khi ăn cơm lại ăn trái cây.

7-  “Trái cây càng ngọt, hàm lượng đường càng cao”. Cùng một loại trái cây, lập luận này về cơ bản là đúng, nhưng đối với các loại trái cây khác nhau, nói như vậy chưa thật chính xác. Không chỉ vì độ ngọt có liên quan đến hàm lượng đường cao hay thấp, mà còn liên quan đến vị chua và với từng loại đường (như fructose ngọt hơn đường mía).

8- Trái cây sẫm màu, có giá trị dinh dưỡng cao. Về cơ bản là đúng. Hầu hết các loại trái cây sẫm màu có sắc tố carotene, lutein, flavonoid, có tác dụng dinh dưỡng tốt. Trái cây càng sẫm màu càng chứa nhiều các chất này.

9- Nói: “Trái cây làm tăng nhanh đường trong máu, những người có bệnh tiểu đường không nên ăn”. Là sai. Chỉ có một số trái cây, chẳng hạn như dưa hấu, chuối, dứa có chỉ số đường huyết (GI) cao, đường huyết tăng nhanh, còn hầu hết các trái cây, chẳng hạn như  táo, lê, nho, đào, cam, v.v... đường huyết không tăng nhanh. Cơ quan Hướng dẫn phòng chống bệnh tiểu đường khuyến khích bệnh nhân ăn các loại trái cây.

10- Phụ nữ mang thai ăn nhiều trái cây, da dẻ em bé tốt hơn. Không đúng. Da dẻ hoặc các cơ quan khác của bé phát triển tốt hay không phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng tổng thể của người mẹ, không phải là trái cây. Nhiều phụ nữ mang thai ăn quá nhiều trái cây đã mắc phải bệnh đái tháo đường.

11- Nói: “Cho em bé ăn nhiều trái cây”. Không đúng. Trái cây cũng quan trọng, nhưng ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các loại thực phẩm khác, dẫn đến nghèo dinh dưỡng, bé sơ sinh nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng  giữa sữa, trứng, cá, thịt, rau và ngũ cốc.

12- Nói: “Trái cây là loại thực phẩm có năng lượng thấp”. Là sai. Hầu hết các loại trái cây chứa hàm lượng nước cao, chỉ có thể cung cấp ít năng lượng hơn, nhưng một số loại trái cây như chuối chứa nhiều năng lượng, giống như khoai tây, sầu riêng cũng có rất nhiều năng lượng, vì hàm lượng chất béo cao. Ngay cả trái cây năng lượng thấp, nếu bạn ăn nhiều trong ngày, cũng có thể vượt qua mức năng lượng cần tiêu thụ.

13 - Nói: “Trái cây là loại thực phẩm có tính kiềm”. Đúng. Hầu hết các loại trái cây đều vậy, dù nó có vị chua.

14 - Nói: “Uống nước ép từ trái cây tốt hơn”. Không đúng. Uống nước trái cây có thể có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, nhưng nó có thể gây ra mất chất dinh dưỡng (ôxy hóa hoặc tổn thất do lọc).

15 - Nói: “Sử dụng trái cây thay rau quả”. Là sai. Trái cây và rau quả có đặc tính dinh dưỡng rất khác nhau, không thể thay thế nhau.

16 - Nói: “Khi có kinh nguyệt không nên ăn trái cây”. Không hợp lý. Các loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, các bà, các chị nên ăn thêm cho thích hợp.

D.L (Theo THX)

;
.
.
.
.
.