.

Chỉ có khái niệm, chưa có trải nghiệm

.

Đó là hệ quả thường thấy ở những trẻ mắc chứng TK. Trẻ TK như một rô-bốt đã được lập trình, cái gì xảy ra khác với điều đã “lên chương trình” là trẻ đâm ra lúng túng, thậm chí tỏ ý bất bình, các nhà chuyện môn gọi là “bất thường về hành vi”.

Kỹ thuật viên khoa PHCN Nhi Bệnh viện PHCN Đà Nẵng hướng dẫn trẻ tự kỷ chơi trò ném bóng vào giỏ. Ảnh: V.T.L
Kỹ thuật viên khoa PHCN Nhi Bệnh viện PHCN Đà Nẵng hướng dẫn trẻ tự kỷ chơi trò ném bóng vào giỏ. Ảnh: V.T.L

Cháu thường ngày đi từ nhà đến bệnh viện theo một lộ trình nhất định, nếu gặp sự cố kẹt xe hoặc ba mẹ đưa cháu đi theo một lộ trình khác thì cháu sẽ nhất quyết không chịu. Có trẻ TK đã học lên lớp 4 rồi nhưng vẫn còn “hội chứng máy móc” như thế, biểu hiện rõ nét nhất là khi nghe cô giáo đọc chính tả với tốc độ nhanh, trẻ không nghe kịp, lên tiếng phản đối buộc cô phải đọc chậm lại.

Nguyên tắc “rập khuôn” này khiến trẻ TK không biết cách thể hiện ý muốn của mình, không biết bắt đầu như thế nào để gợi ý cho bạn hiểu ý mình. Lần đi tập huấn ở Hà Nội, tôi biết một trường hợp, khi ở tuổi trưởng thành, có sinh viên vẫn còn “di chứng” của bệnh TK. Một lần, qua tư vấn, anh mang quà đến gặp bạn gái, hỏi em có thích món quà này không? Cô nàng lắc đầu: Không. Thế là chàng ta tiu nghỉu “mang đến lại mang về” và câu chuyện kết thúc hoàn toàn không có hậu. Anh đã không đoán được ý nghĩ thực sự tiềm ẩn sau câu nói của cô gái để có sự điều chỉnh ngôn ngữ, hành vi thích hợp. Anh không hiểu con gái nói không là có và ngược lại. Câu trả lời của cô gái khiến anh không biết phải xử lý thế nào bởi nó không nằm trong “kịch bản”.

Với những người thừa khái niệm mà thiếu trải nghiệm, xã hội hãy dành cho họ sự cảm thông, chia sẻ để giúp họ vượt qua khó khăn và dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.

Kỹ thuật viên Lê Kim Hoàng, Phó trưởng khoa PHCN Nhi, Bệnh viện PHCN Đà Nẵng

(V.P.Q ghi)

;
.
.
.
.
.