Nghệ thuật gốm sứ truyền thống Nhật Bản trỗi dậy

.

Ẩn mình trong những ngọn núi xanh tươi ở phía đông Kyoto, thị trấn Shigaraki được công nhận là quê hương của một trong “Sáu lò nung cổ đại” của đất nước Nhật Bản. Với các kỹ thuật và vật liệu hầu như không thay đổi trong nhiều thế kỷ, phong cách địa phương khác biệt của nó được biết đến với các hình thức đơn giản, gồ ghề và sử dụng men tro tự nhiên.

Một cửa hàng gốm ở Shigaraki.
Một cửa hàng gốm ở Shigaraki.

Những người thợ gốm ở thị trấn Shigaraki đã sản xuất đồ đất nung tồn tại trong hơn 700 năm - những chiếc nồi, bát màu đỏ làm từ đất sét vốn có sẵn trong khu vực, họ gắn bó với kỹ thuật truyền thống để tạo ra các sản phẩm mới.

Trong số 35 nghệ sĩ nổi bật trong “Thế giới đất nung” này, có 8 người đang làm gốm theo cách cũ và tạo nên phong cách Shigaraki. Trong số đó, có Shigeru Otani, người làm gốm theo lối truyền thống và đầy sáng tạo.

Nghệ sĩ gốm truyền thống Shigeru Otani.
Nghệ sĩ gốm truyền thống Shigeru Otani.

Năm 2005, nhà làm gốm Shigeru Otani bắt đầu làm việc dưới cái tên xưởng gốm Otani. Ông bắt đầu sản xuất tại Shigaraki, tỉnh Shiga, Nhật Bản trong suốt gần 10 năm trước khi chuyển xưởng gốm của mình đến một nhà máy gạch men cũ trên đảo Awaji. Otani từng hỗ trợ nghệ sĩ Nhật Bản Yoshimoto Nara trong các tác phẩm nghệ thuật đã được triển lãm trên toàn thế giới. Do đó, Shigeru Otani kết hợp nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản với văn hóa đương đại, khám phá mối quan hệ giữa gốm sứ và điêu khắc. Shigeru Otani tạo ra các tác phẩm điêu khắc gốm mô tả khuôn mặt giống trẻ con và các nhân vật hoạt hình.

Sản phẩm tiêu biểu của gốm Shigaraki.
Sản phẩm tiêu biểu của gốm Shigaraki.

Ảnh hưởng từ nghệ thuật đương đại của Nhật Bản, ông cũng sản xuất những vật phẩm nhỏ hơn như bình hoa hay những bức tượng bằng đất sét. Nhiều sản phẩm độc đáo như các bức tượng giống người với cánh tay thon dài và đầu biến dạng tạo nên chi tiết đặc trưng trên số lượng sản phẩm gốm của Otani. Gần đây, Shigeru Otani thực hiện các tác phẩm điêu khắc bằng đất sét thô hay gỗ và sắt. Những tác phẩm này sẽ sớm được giới thiệu tại buổi triển lãm riêng đầu tiên của ông tại phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật Perrotin Seoul ở Hàn Quốc.

Sản phẩm gốm của Shigeru Otani trưng bày ở Frieze art fair,  New York.
Sản phẩm gốm của Shigeru Otani trưng bày ở Frieze art fair, New York.

Truyền thống gốm sứ của Nhật Bản có hàng nghìn năm tuổi. Các thị trấn gốm phục vụ nhu cầu hằng ngày của mọi người: đĩa, chén và khay, tách hoặc được đưa vào phong tục của các nghi lễ trà và uống rượu sake. Bắt đầu từ thế kỷ XVI, do sự ưu ái của các bậc thầy về trà nên gốm Shigaraki trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ 2, các nhà sưu tập phương Tây bắt đầu ngưỡng mộ những sản phẩm gốm chất lượng cao, sang trọng, sản xuất tại đó. Sự đơn giản của gốm nung cao cấp Shigaraki tạo nên ảnh hưởng lớn đến nhiều bảo tàng trên thế giới. Ngày nay, làng gốm Shigaraki đã trở thành điểm đến của nhiều khách du lịch phương Tây.

Lò nung gốm thủ công ở Shigaraki.
Lò nung gốm thủ công ở Shigaraki.

Trong lịch sử, đã có một sự thay đổi lớn diễn ra sau Thế chiến thứ 2, theo Robert Yellin, một nhà sưu tầm và nhà sưu tập gốm sứ nổi tiếng có trụ sở tại Nhật Bản. Đó là gốm sứ Nhật vượt ra ngoài thực tiễn và đi vào lĩnh vực mỹ thuật. Thợ gốm Nhật Bản sản xuất các tác phẩm trừu tượng và điêu khắc, thiên về hình thức hơn chức năng. Cụ thể, Robert Yellin đã chỉ ra một phong trào sau chiến tranh có tên là Sodeisha, mà ông cho là “sự khởi đầu, cơ sở của những gì chúng ta thấy ngày nay”.

Được thành lập tại Kyoto vào năm 1948,  phong trào Sodeisha nổi lên trong sự đối lập về ý thức hệ với triết lý tiền chiến, trong đó nhấn mạnh các mặt hàng chức năng và giá cả phải chăng được sản xuất bởi những người thợ thủ công ẩn danh. Những người theo phong trào mới này không chịu nhìn vào di sản thủ công của Nhật Bản, mà lại ảnh hưởng đến các nghệ sĩ theo trường phái trừu tượng hải ngoại như Paul Klee và Joan Miró, cũng như các yếu tố của văn hóa phương Tây. Như vậy, “truyền thống mới” này đã bổ sung cho nghề truyền thống 700 năm tuổi của Nhật Bản.

HOÀNG ĐẶNG (theo CNN)

;
;
.
.
.
.
.