.
THẾ GIỚI QUA ẢNH

Nóng, ô nhiễm và đói nghèo

.

Chưa đầy 3 tuần trước Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris (Pháp), các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo những nhà lãnh đạo thế giới về những kỷ lục đáng lo ngại về khí hậu trong năm 2015, đồng thời đưa ra những cảnh báo tiếp theo.

Những tảng băng khổng lồ đang dần tan chảy sẽ khiến mực nước biển dâng cao. Nếu nhiệt độ trung bình hằng năm tăng lên 20C thì mực nước biển có thể “nuốt” những nơi sinh sống của 600 triệu người trên toàn thế giới, trong đó có nhiều thành phố lớn.
Những tảng băng khổng lồ đang dần tan chảy sẽ khiến mực nước biển dâng cao. Nếu nhiệt độ trung bình hằng năm tăng lên 20C thì mực nước biển có thể “nuốt” những nơi sinh sống của 600 triệu người trên toàn thế giới, trong đó có nhiều thành phố lớn.
Năm 2015 đánh dấu lần đầu tiên nhiệt độ tăng trung bình hằng năm lên mức 10C. Mức tăng trung bình trong năm 2014 là 0,90C. Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất từ tháng Giêng đến tháng 9 đo được cao tới 1,020C; tức là cao hơn số liệu ghi được trong cùng quãng thời gian (từ tháng Giêng tới tháng 9) của những thập niên thuộc thế kỷ thứ 19. Hiện tượng El Nino năm nay được ghi nhận là một trong 3 lần El Nino kéo dài nhất trong lịch sử.
Năm 2015 đánh dấu lần đầu tiên nhiệt độ tăng trung bình hằng năm lên mức 10C. Mức tăng trung bình trong năm 2014 là 0,90C. Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất từ tháng Giêng đến tháng 9 đo được cao tới 1,020C; tức là cao hơn số liệu ghi được trong cùng quãng thời gian (từ tháng Giêng tới tháng 9) của những thập niên thuộc thế kỷ thứ 19. Hiện tượng El Nino năm nay được ghi nhận là một trong 3 lần El Nino kéo dài nhất trong lịch sử.
Khí CO2 và methane là hai nguyên nhân chính tạo ra hiệu ứng nhà kính đã đạt 400 phần triệu vào tháng 3-2015. Dự kiến, tỷ lệ này sẽ vượt ngưỡng 400 phần triệu vào năm 2016. Các nhà khoa học cho biết lượng khí CO2 đã tăng 143% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp.
Khí CO2 và methane là hai nguyên nhân chính tạo ra hiệu ứng nhà kính đã đạt 400 phần triệu vào tháng 3-2015. Dự kiến, tỷ lệ này sẽ vượt ngưỡng 400 phần triệu vào năm 2016. Các nhà khoa học cho biết lượng khí CO2 đã tăng 143% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp.
Ngân hàng Thế giới dự báo tình trạng biến đổi khí hậu có thể đẩy 100 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực vào năm 2030. Ở vùng hạ Sahara (châu Phi) và Nam Á là hai nơi bị tác động nghiêm trọng nhất do mất mùa triền miên.
Ngân hàng Thế giới dự báo tình trạng biến đổi khí hậu có thể đẩy 100 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực vào năm 2030. Ở vùng hạ Sahara (châu Phi) và Nam Á là hai nơi bị tác động nghiêm trọng nhất do mất mùa triền miên.

 ANH THƯ (Theo International Business Times)

;
.
.
.
.
.