.

Nước Anh chuẩn bị thực hiện ca cấy ghép giác mạc nhân tạo đầu tiên trên thế giới

.

Một bác sỹ người Anh đang xin cấp phép để thực hiện ca ghép giác mạc nhân tạo đầu tiên tại nước này.

Một bác sỹ phẫu thuật tại Anh đã lên kế hoạch để thực hiện ca cấy ghép giác mạc nhân tạo đầu tiên ở nước này. Sheraz Daya – tên vị bác sỹ - cho biết ông đã tiến hành các thử nghiệm phức tạp trong vòng một năm và đang chờ phê duyệt của chính quyền Anh và EU.

Giác mạc nhân tạo sẽ được phát triển từ collagen trong phòng thí nghiệm kết hợp với các mô tự nhiên tìm thấy trong cơ thể người. Các sẹo và phần tổn thương gây mất thị lực và mù được lấy ra như là một phần của quy trình và sao đó phần "sinh tổng hợp" sẽ được thay thế vào vị trí đó. Sau khi dây thần kinh mắt và các tế bào phát triển trên giác mạc nhân tạo, người ta sẽ ghép nó vào mắt của bệnh nhân.

Thử nghiệm tại một trường đại học ở Thụy Điển đã cho thấy phương pháp này cũng đạt được thành công như cấy giác mạc tự nhiên. Daya, người làm việc tại Trung tâm Sight, một phòng khám tư nhân ở East Grinstead, West Sussex, hy vọng sẽ điều trị được cho hàng chục bệnh nhân trong một thử nghiệm ở Anh dự kiến sẽ được tiến hành sau khi các cơ quan chức năng cho phép.

Hiện tại, các ca bệnh về mắt cũng như tai nạn có liên quan đặt áp lực rất nặng nề lên các ngân hàng mắt ở Anh. Năm ngoái, số người đăng ký hiến tặng mắt tại nước này đã giảm 11% và hiến giác mạc giảm 3%.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Fight for Sight cho thấy khả năng hiến mắt thấp hơn 15% so với các bộ phận khác trên cơ thể người hoặc nội tạng. Với việc phải thực hiện đến 3700 ca ghép giác mạc mỗi năm, các bệnh viện tại Anh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của các bệnh nhân.

Daya, một bác sĩ phẫu thuật mắt có thâm niên 30 năm trong nghề và là Giám đốc của Cornea Biosciences, công ty làm ra loại giác mạc nhân tạo mới cho biết họ đã thử nghiệm thành công sản phẩm này trên người từ năm 2010 và hiện nay công ty đang có kế hoạch thương mại hóa khám phá của mình. Ông nói: "Giác mạc nhân tạo có nhiều ưu điểm. Không bị thải loại trong quá trình ghép giác mạc cho người, không có nguy cơ lây truyền bệnh".

Một lợi thế nữa của giác mạc nhân tạo là nó có thời gian sử dụng đến 6 tháng, gấp nhiều lần so với con số 1 tháng của giác mạc được cho từ người. Daya nói rằng các bệnh nhân khiếm thị ở Anh chậm được chữa trị hơn so với ở Mỹ chủ yếu là do chi phí và thiếu giác mạc. Ông tin rằng lẽ ra đã có đến 8000 ca ghép giác mạc được thực hiện ở Anh nhưng cuối cùng phải tiến hành ơ nơi khác do không đủ giác mạc được hiến tặng. Ông cho biết: "Chúng tôi có một nhu cầu chưa được đáp ứng ở đất nước này. Mọi người bị khiếm thị lâu hơn do thiếu giác mạc được hiến tặng".

.
Nước Anh thực hiện ca cấy ghép giác mạc nhân tạo đầu tiên
 

Tỷ lệ hiến tặng mắt giảm tại Anh có nhiều lí do. Người hiến tặng hoặc gia đình của họ do dự trong việc tặng mắt và lo ngại sau đó nó xuất hiện trên một cơ thể khác. Một lí do khác của tình trạng này xuất phát từ việc các nhân viên y tế đã không làm tốt vai trò khuyến khích mọi người hiến tặng mắt, trong những tình huống thuận lợi như bệnh nhân bị chết, họ lại không liên hệ với gia đình để đề đạt nguyện vọng muốn người nhà hiến tặng mắt cho y tế.

Tiến sĩ Dolores Conroy, giám đốc nghiên cứu của Fight for Sight cho biết: "nhu cầu giác mạc mỗi tuần lên đến con số 70 để phục vụ cho các ca phẫu thuật nên trung tâm này đang tài trợ cho nghiên cứu để có hiểu biết tốt hơn về nguyên nhân của chứng loạn dưỡng giác mạc". Việc sản xuất ra giác mạc nhân tạo có thể xem là một phương pháp điều trị quan trọng mới.

Helen Gillan, Tổng Giám đốc của Cơ quan chuyên về máu và hiến tạng cho biết: "Điều này dường như là một kỹ thuật thú vị và chúng tôi đang đợi thêm thông tin. Có một sự thiếu hụt cấp bách giác mạc được hiến tặng ở Anh.

.
Nước Anh thực hiện ca cấy ghép giác mạc nhân tạo đầu tiên
 

Chúng tôi cần 10 giác mạc mỗi ngày cho các ca phẫu thuật, tức là 70 giác mạc mỗi tuần. Tuy nhiên, có một số tuần chúng tôi chỉ nhận được 50 giác mạc từ hoạt động hiến tặng. Những thiếu hụt này dẫn đến việc trì hoãn các ca phẫu thuật có thể làm thay đổi cuộc sống của bệnh nhân. Chúng tôi biết mọi người cảm thấy khó chịu khi hiến tặng một phần thân thể của họ. Nhưng việc khôi phục thị lực của một ai đó thông qua hiến giác mạc là một điều tuyệt vời…".

Daya cho biết giác mạc nhân tạo có thể mang lại thị giác cho hàng triệu người trên thế giới mà bản thân họ có khả năng sẽ bị mù do không đủ lượng giác mạc hiến tặng để thực hiện phẫu thuật cấy ghép.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì có khoảng 10 triệu người trên thế giới bị mù một hoặc cả hai mắt do bệnh giác mạc hoặc bị thương.

Theo Genk

 

;
.
.
.
.
.