.

Nếu thành Kobani sụp đổ, ISIS sẽ khơi mào chiến tranh thế giới thứ ba

.

ĐNĐT - Các chuyên gia về khủng bố lo sợ nhân loại đang bắt đầu cho Chiến tranh Thế giới thứ ba, giữa lúc thị trấn Kobani trên biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS). 

Các nguồn tin tình báo cho rằng, các chiến binh ISIS đang tìm đường vào Châu Âu qua ngõ Thổ Nhĩ Kỳ  Ảnh:Reuters
Các nguồn tin tình báo cho rằng, các chiến binh ISIS đang tìm đường vào Châu Âu qua ngõ Thổ Nhĩ Kỳ Ảnh:Reuters

Hiện ISIS đang cố chiếm quyền điều khiển khu vực biên giới nhằm vượt qua nơi mà theo các nguồn tin tình báo sẽ là bàn đạp để phiến quân IS vào Tây Âu qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách giả dạng làm người di tản. 

Điểm kiểm soát biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến hàng ngàn người sơ tán khỏi cuộc nội chiến Syria đang tràn vào Thổ Nhĩ Kỳ, và những kẻ khủng bố có thể tự do trá hình. Điều này làm tăng nỗi sợ rằng, những người đã rời khỏi Anh để ủng hộ các tay súng Hồi giáo có thể quy tụ về đây. 

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Cựu Chủ tịch Ủy ban An ninh và Tình báo Kim Howells cho biết, tin tức này “nghe có vẻ khá chính xác đối với tôi”. 

Ông Howells cho biết trên WalesOnline rằng: “Chúng tôi đã sẵn sàng để tiếp cận với những người đã có mặt tại đây, chỉ để theo dõi một số lượng lớn người di cư mới ở đây, với tư cách là điệp báo chống khủng bố”.

Ông cũng đã chứng kiến các nỗ lực của Bộ Nội vụ Anh đang cố tách những người hoặc là khủng bố, hoặc những kẻ bào chữa cho khủng bố, gây quỹ cho khủng bố hoặc những kẻ chuẩn bị thuyết giáo trên danh nghĩa khủng bố. 

Hiện Anh đã “có thể nhận dạng những người này, ông Howells cảnh báo.  

Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ

Vấn đề là ở Thổ Nhĩ Kỳ, đây là một vấn đề nghiêm trọng. Họ đang chơi một trò lạ lùng. Họ để các chiến binh ISIS tràn vào Syria nhưng không muốn để người Kurd làm vậy để bảo vệ các thành phố của người Kurd bởi Thổ Nhĩ Kỳ xem người Kurd chính là mối đe dọa lớn hơn cả ISIS. 

“Họ nghĩ rằng, ISIS là kẻ thù yếu hơn trong 2 kẻ thù mặc dù sự thực ISIS muốn giết người tại Pháp, Đức và Anh. Trong khi đó, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ “cực kỳ lỏng lẻo". Nếu người Thổ không trấn áp thì chúng ta sẽ gặp rắc rối to”. 

Trong khi đó, cờ của ISIS đang tung bay trên các tòa nhà tại Kobani. 

Ngựa thành Troi

Cựu vệ binh Welsh Guard, Simon Weston, người đã trở thành chỉ huy Cảnh sát South Wales vào năm 2012 đã cảnh báo rằng, “chúng ta đang bị ISIS đe dọa”. 

“Chúng tôi đang tính nhiều tới điều mà chúng tôi tin là Chiến tranh Thế giới thứ ba”, cựu chiến binh Falklands cho biết.  

Trong khi đó, ông Weston còn lo sợ hơn nữa khi “ISIS có lẽ đã ở đây”. Nếu chúng không có sẵn “thiết bị và chất nổ” thì việc có được chúng “là không quá khó”. Vì thế ông nói rằng, những kẻ khủng bố gốc Anh đã gia nhập ISIS “không được phép trở về và tốt hơn chúng nên ở lại đó để chiến đấu cho đến chết”. 

Cho dù bọn chúng có gia đình ở Bristol hay là Cardiff cũng được. Chúng đã chọn lựa nếu chúng muốn thí mạng sống vì một khát vọng tín ngưỡng. 

Ông Howells đồng ý rằng, đây có thể là một cuộc xung đột, như hai cuộc chiến tranh lớn trước đây, vốn đã định hình xung đột toàn cầu. 

Một trong những thứ làm rất nhiều đất nước bị đảo lộn trong 20 năm qua chính là cái cách mà trong đó, những kẻ đã được công nhận là các ông trùm khủng bố lại được phép sống trên đất nước Anh.

Việc đó ảnh hưởng tới các trường đại học. Có người bị cáo buộc là vi phạm nhân quyền tại Rwanda và Nigeria hoàn thành các bằng cấp đại học sau đó đã được cho phép tị nạn tại đất nước này. 

Ngoài ra, các tổ chức nhân đạo Hồi giáo tại Anh vốn đã trở thành “vật che chắn” cho các nhóm như ISIS và Al Qaeda. Không ai ngạc nhiên khi việc này là một chiến thuật mà bọn chúng sử dụng. 

Nghị sĩ vùng Monmouth, David Davies đã gọi, giống như câu chuyện ‘Ngựa thành Troi”, các nhóm phiến quân giả dạng làm người di tản “là một tin tức tình báo đáng tin”. 

Ông cho rằng, phải nhân đôi nỗ lực để ngăn ngừa các chiến binh ISIS trở lại Anh và ngăn ngừa nhập cư trái phép.

Tăng cường kiểm soát

Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Anh cho biết: “Cảnh sát, cơ quan an ninh và Tuần duyên hiện đang tích cực hoạt động để nhận dạng, phát hiện và phá hoại các mối đe dọa khủng bố, kể cả các chiến binh nước ngoài tìm cách thâm nhập nước Anh. 

Theo đó, các lực lượng này sẽ sử dụng hàng loạt các quyền lực cho phép họ thẩm vấn, bắt giữ các cá nhân tại biên giới Anh bị nghi là có liên quan tới khủng bố. 

Ngoài ra, theo Bộ luật Di trú mới, Bộ Nội vụ Anh giờ đây có thể trục xuất một công dân Anh nếu họ hành động theo một cách thức nguy hiểm về mặt pháp luật vì lợi ích sống còn của nước Anh. Bộ Nội vụ cũng có quyền cấm công dân nước khác vào Anh nếu họ không vì lợi ích xã hội. 

Quang Hiển (Theo Mirror)

 
;
.
.
.
.
.