.

Kinh doanh nhà còn gặp nhiều khó khăn

.

Bộ Xây dựng cho biết, 6 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản. Chính vì thế, các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện trong 6 tháng đầu năm của năm 2013 đều ở mức thấp.

Bộ Xây dựng đánh giá tình hình kinh doanh nhà còn gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ....
Bộ Xây dựng đánh giá tình hình kinh doanh nhà còn gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ....

Cụ thể, tổng giá trị sản xuất kinh doanh 6 tháng, ước đạt 71.192,6 tỷ đồng, bằng 44,3% kế hoạch và bằng 94,5% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó, giá trị xây lắp ước thực hiện tháng 6, đạt 4.997,4 tỷ đồng, 6 tháng ước đạt 24.836 tỷ đồng, đạt 40,1% kế hoạch năm, bằng 86,5% so cùng kỳ.

Tiến độ thực hiện nhiều công trình trọng điểm vẫn rất căng thẳng, nhiều công trình không thể triển khai thi công tiếp do việc thu xếp vốn của chủ đầu tư không kịp thời, nhất là các công trình ngành điện.

Về giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng (kể cả TCT CN xi măng Việt Nam), ước thực hiện 6 tháng đạt 29.015,3 tỷ đồng, bằng 48,1% kế hoạch và bằng 104 % so cùng kỳ năm 2012.

Bộ Xây dựng đánh giá: Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng vẫn đang ở trong tình trạng đình đốn do việc cắt giảm đầu tư cũng như hệ lụy từ việc thị trường bất động sản đóng băng. Lượng hàng tồn vẫn còn khá cao, bao gồm xi măng, gạch ốp lát, kính xây dựng, thép xây dựng,… dẫn đến việc không thể phát huy được hết công suất sản xuất của các dây chuyền thiết bị. Việc dừng sản xuất hoặc giảm công suất khai thác đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất và làm giảm khả năng thanh toán nợ cho các tổ chức tín dụng.

Về kinh doanh nhà và hạ tầng, Bộ Xây dựng cũng đánh giá còn gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ; lượng vốn huy động từ xã hội đạt rất thấp do thị trường bất động sản đang đóng băng cùng những khó khăn và hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng đã làm cho nhiều dự án phát triển nhà và đô thị hoặc phải dừng đầu tư hoặc triển khai rất chậm, gây hậu quả và tiêu cực đến một số doanh nghiệp có đầu tư lớn và là lĩnh vực kinh doanh chính như HUD, DIC; một số các dự án khu công nghiệp cũng bị ảnh hưởng do không có nhà đầu tư mới.

Theo VOV

;
.
.
.
.
.