4 món không nên gọi khi ăn lẩu

.

Nếu thường xuyên thưởng thức 4 loại thực phẩm này khi ăn lẩu thì bạn nên cân nhắc trước khi quá muộn.

Trong tiết trời se lạnh, tại các quán lẩu, thực khách lúc nào cũng nườm nượp ra vào. Mỗi loại lẩu có một hương vị hấp dẫn riêng. Bên cạnh đó, các nguyên liệu đi kèm nhúng lẩu cũng không thể thiếu. Tuy nhiên, dù ăn lẩu gì, bạn cũng không nên gọi 4 nguyên liệu đi kèm dưới đây, bởi tuy ngon miệng nhưng chúng chưa chắc đã tốt cho sức khỏe. Thậm chí, đến nhân viên nhà hàng còn tiết lộ rằng đây là những thứ mà họ chẳng bao giờ dám ăn.

Cá viên, tôm viên, bò viên hoặc mực viên

Đây là nguyên liệu đi kèm lẩu quen thuộc. Cá viên, tôm viên, bò viên, mực viên có thể được làm từ những vụn thịt thừa, thậm chí không còn tươi ngon, sau đó được trộn thêm chất phụ gia, khử mùi để tăng độ hấp dẫn. Vì vậy, bạn không nên ăn những loại viên này bởi chúng chưa chắc đã sạch và đảm bảo như bạn nghĩ.

Tiết vịt

Vào những ngày mát trời, món lẩu vịt hay vịt om sấu rất được ưa chuộng. Tại một số quán lẩu còn có món tiết vịt cho thêm vào nồi lẩu. Tuy nhiên, lượng tiết vịt quá nhiều khiến thực khách hoang mang chẳng hiểu tiết vịt ở đâu ra nhiều đến vậy. Trên thực tế, nhân viên nhà hàng từng tiết lộ rằng tiết vịt đều được pha tạp chất, thậm chí là được dùng tiết của loại động vật khác pha thay thế. Do đó, bạn cũng không nên gọi tiết vịt khi ăn lẩu vì không rõ nguồn gốc.

Thanh cua 

Cũng giống như cá viên, bò viên… thanh cua cũng là nguyên liệu đi kèm được nhiều người thích. Đặc biệt khi ăn sushi, sashimi hay lẩu hải sản, nhiều người không thể không gọi thêm thanh cua. Thanh cua có màu đỏ trông rất đẹp mắt, ngon miệng thế nhưng thực tế chúng không hề được làm từ cua.

Thanh cua có tên gọi khác là surimi, bắt nguồn từ Nhật Bản. Surimi có nghĩa là thịt xay. Để làm món ăn này người ta thường xay thịt nạc của thịt cá trắng rồi nghiền nát, kết hợp với các phụ gia khác thành thanh cua. Trong thanh cua cũng có thêm các chất phụ gia, nên bạn cũng không nên sử dụng thường xuyên.

Mực 

Đi ăn lẩu hải sản chắc chắn không thể thiếu món mực. Nhưng thức tế tại nhiều quán lẩu, do mực được bảo quản đông lạnh khá lâu nên không còn tươi ngon. Vì vậy, để được thưởng thức món mực ngon, đảm bảo sức khỏe, bạn hãy chọn quán có loại mực tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng.

Cách ăn lẩu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Không nên ăn quá 2 lần/tuần

Dù món lẩu hấp dẫn thế nhưng dù có thích đến mấy bạn cũng không nên ăn quá thường xuyên trong thời gian ngắn. Không nên ăn quá 2 lần/tuần bởi có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Mặt khác việc ăn quá thường xuyên còn dễ gây ung thư khi các thực phẩm được đun sôi quá lâu sẽ khiến các axit amin và vitamin có lợi bị hòa tan, còn các chất béo biến thành dạng chất béo bão hòa, sản sinh lượng nitric lớn. Đây cũng là yếu tố đe dọa tới tim mạch và huyết áp. 

Không ăn lẩu quá nóng và quá cay

Ăn nóng quá hay cay quá đều không tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Khi ăn quá cay nóng niêm mạc miệng và các cơ quan trong hệ tiêu hóa nhạy cảm với nhiệt độ dẫn đến bị phồng rộp, tổn thương. Bên cạnh đó, việc ăn quá cay cũng khiến bạn có thể mắc chứng viêm loét dạ dày.

Không ăn bữa lẩu quá 2 giờ

Việc ăn lẩu quá 2 giờ sẽ khiến thức ăn bên trong nồi lẩu bị đun quá lâu, khiến các chất dinh dưỡng cũng bị hao hụt. Chưa kể, việc ăn bữa lẩu kéo dài cũng có tác động tiêu cực đến dạ dày và hệ tiêu hóa do phải làm việc suốt thời gian dài. 

Ăn chín, uống sôi

Khi ăn lẩu nhiều người có thói quen chỉ nhúng cho tái, việc này hết sức nguy hiểm, bởi trong thực phẩm tiềm ẩn những loại vi khuẩn, virus hay giun sán. Vậy nên bạn hãy đảm bảo ăn chín, uống sôi để phòng ngừa bệnh. 

Theo VOV.VN

;
;
.
.
.
.
.