.

Cây di sản ở Tây Giang

.

Mới đây, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức lễ khánh thành nhà bia và công bố quyết định công nhận quần thể 725 cây pơmu cổ thụ nằm ở địa bàn giáp ranh xã Axan và Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là Cây di sản Việt Nam. Đây là quần thể cây gỗ quý pơmu “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây được xem là loài cây linh thiêng của người Cơtu ở vùng cao, được người dân hết sức giữ gìn, bảo vệ.

Đà Nẵng cuối tuần giới thiệu một số hình ảnh của NSNA Huy Đằng về cây di sản pơmu.

Quần thể pơmu phân bố trên diện tích 240ha, với tổng số 1.366 cây pơmu (đo đếm được), trong đó cây lớn nhất có chu vi 7,52m. Đây là loài cây được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
Quần thể pơmu phân bố trên diện tích 240ha, với tổng số 1.366 cây pơmu (đo đếm được), trong đó cây lớn nhất có chu vi 7,52m. Đây là loài cây được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
Nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ cao nhất trên 1.000 năm tuổi, gốc phải nhiều người ôm mới xuể.
Nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ cao nhất trên 1.000 năm tuổi, gốc phải nhiều người ôm mới xuể.
Chính quyền huyện Tây Giang từng bước phát huy giá trị của rừng, để pơmu luôn tỏa bóng giữa đại ngàn và biến nơi đây thành một điểm đến du lịch lý thú.
Chính quyền huyện Tây Giang từng bước phát huy giá trị của rừng, để pơmu luôn tỏa bóng giữa đại ngàn và biến nơi đây thành một điểm đến du lịch lý thú.
Một trong số 725 cây có đường kính 1,5m trở lên được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây di sản. Pơmu được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng và không bị mối mọt phá hoại.
Một trong số 725 cây có đường kính 1,5m trở lên được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây di sản. Pơmu được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng và không bị mối mọt phá hoại.

 

;
.
.
.
.
.