Sách mới, Sách hay

.

1. Tập thơ “Trăng hạ huyền đã cháy” (NXB Đà Nẵng, 2022) của tác giả trẻ Lê Hải Kỳ là những tiếng lòng đủ đầy cung bậc được mô phỏng và ký âm bằng thơ. Tập thơ gồm 108 trang, nội dung 54 bài và 3 phụ bản được chọn lọc cẩn trọng trong chặng đường gắn bó với thơ của Lê Hải Kỳ.

Đây là tập thơ “tình” và tác giả muốn người đọc khi cầm trên tay tác phẩm sẽ khơi lòng để dòng yêu thương tuôn chảy, hòa nhịp với mạch thơ. Hẳn nhiên, đã là "tình" thì có lúc êm xuôi, ngọt ngào, có lúc lại quanh co, hờn dỗi, kể cả không tránh khỏi khúc lở khúc bồi... Nhưng tựu chung lại, nếu thật sự có "tình", có "duyên" thì dù đời bôn ba, đi qua những bãi gió trăng ghềnh cho đến núi biếc non xanh vẫn đậm đà nổi nhớ, vị yêu thương để lại về bên nhau. Chừng như khởi nguồn của thơ Lê Hải Kỳ đều bắt nguồn từ nỗi nhớ, được chắt chiu vào câu chữ, thoát ra trên trang viết và chạm đến bạn đọc.

Sinh sống tại Đà Nẵng, Lê Hải Kỳ mới xuất hiện trên thi đàn vài năm trở lại đây, là một tiếng thơ chập chững từng bước trong khu vườn văn chương mênh mông giọng điệu. Thế nhưng, tác giả trẻ này đã gây ấn tượng mạnh bằng lối viết thơ tự do hiện đại, tư duy mới trong hình ảnh, thông điệp chuyển tải và cả cái tình với văn chương. Như cách mà Lê Hải Kỳ từng chia sẻ: đến với thơ ca như một duyên nợ "trời đày". Với tập thơ "Trăng hạ huyền đã cháy", độc giả có thể tìm mua sách tại hệ thống nhà sách Fahasa. 

2. Ra mắt tháng 2-2023, tản văn “Con kiến xây” (NXB Kim Đồng) của kiến trúc sư Nguyễn Đinh Khoa được coi là một trong số ít tản văn “hướng nghiệp” lôi cuốn người đọc từ những trang viết đầu tiên. Nguyễn Đinh Khoa đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa lối viết sâu sắc và giọng văn tinh tế cùng những kiến thức của một người làm nghề kiến trúc lâu năm. Có thể nói, đề tài mà Nguyễn Đinh Khoa lựa chọn lần này rất mới mẻ.

Tên gọi “Con kiến xây” là cách chơi chữ về dân kiến trúc, xây dựng mà sinh viên vốn quen dùng. Tác giả chọn cách viết tản văn "hướng nghiệp", kể những câu chuyện vui buồn trong hơn chục năm gắn bó với công ty; chuyện nghề; kỷ niệm ngày chập chững làm quen với gạch đá đến lúc đứng tên mình trên một dự án quy mô. Với Nguyễn Đinh Khoa, viết lách sẽ mất thú vị nếu để mình giới hạn ở một trong hai khía cạnh (từ trải nghiệm thực tế và để trí tưởng tượng dẫn dắt mình đi), đôi khi lại xuất phát từ một điểm giữa nào đó nữa. Và không hẳn ai viết giỏi đều có khả năng nói giỏi, nhưng ít ra khi viết trôi chảy giúp mình biết sắp xếp và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả hơn.

MẪU ĐƠN

;
;
.
.
.
.
.