9 bệnh dịch đã xảy ra trên thế giới

.

Đại dịch đã ảnh hưởng đến các nền văn minh. Dưới đây là 11 trong số các đại dịch quan trọng nhất làm thay đổi tiến trình của lịch sử loài người.

Các thành viên quân đội Hàn Quốc khử trùng tại Seoul, khi virus Corona lây lan, vào ngày 4-3-2020.
Các thành viên quân đội Hàn Quốc khử trùng tại Seoul, khi virus Corona lây lan, vào ngày 4-3-2020.

Bệnh dịch hạch Justinian (541 - 750 sau Công nguyên): Được đặt tên theo Hoàng đế Justinian I, người đã cai trị Đế quốc Byzantine (còn gọi là Đông La Mã), và đã chiến thắng phần lớn Đế chế La Mã phương Tây. Khoảng 1.500 năm trước, bệnh dịch hạch Justinian xảy ra, một nửa thế giới đã chết vì bệnh này. Đế chế La Mã không bao giờ được thống nhất nữa và Thời đại đen tối bắt đầu.

Black Death (1347 - 1351) - Cái chết Đen: Tên một bệnh dịch hạch bắt nguồn từ trung tâm châu Á và Trung Quốc; lây lan nhanh chóng qua châu Âu bởi những con bọ chét đen, đến Anh vào năm 1348 và giết chết khoảng một phần ba đến một nửa dân số trong vài tháng (khoảng 25 triệu người).

Tranh mô tả bác sĩ người Anh Edward Jenner thực hiện tiêm chủng vaccine bệnh đậu mùa đầu tiên trên người cậu bé James Phipps, 8 tuổi, ngày 14-5-1796.
Tranh mô tả bác sĩ người Anh Edward Jenner thực hiện tiêm chủng vaccine bệnh đậu mùa đầu tiên trên người cậu bé James Phipps, 8 tuổi, ngày 14-5-1796.

Smallpox (thế kỷ 15 - 17) - Bệnh đậu mùa: Người châu Âu đã đem theo một số bệnh mới khi lần đầu tiên đến các lục địa châu Mỹ vào năm 1492. Một trong số đó là bệnh đậu mùa, giết chết khoảng 30% những người mắc bệnh. Trong thời kỳ này, bệnh đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 triệu người, gần 90% dân số ở châu Mỹ. Đại dịch đã giúp người châu Âu xâm chiếm và phát triển các khu vực mới bỏ trống, thay đổi mãi mãi lịch sử của châu Mỹ và nền kinh tế toàn cầu.

Cholera - Dịch tả (1817 - 1823): Đại dịch tả đầu tiên bắt đầu ở Jessore, Ấn Độ, lan qua hầu hết các khu vực lân cận. Đó là lần đầu tiên trong 7 đại dịch tả lớn, bùng phát theo các nguồn nước, đã giết chết hàng triệu người. Một bác sĩ người Anh tên John Snow ngăn chặn nó lây lan vào năm 1854 bằng cách cách ly nguồn của nó từ một máy bơm nước ở khu phố Soho của London.

WHO đã gọi dịch tả là “đại dịch bị lãng quên” vào đợt bùng phát thứ 7, bắt đầu vào năm 1961, tiếp tục cho đến ngày nay. Dịch tả lây nhiễm 1,3 triệu đến 4 triệu người mỗi năm, với tỷ lệ tử vong hằng năm từ 21.000 đến 143.000 người. Vì dịch tả gây ra do ăn phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm một loại vi khuẩn nhất định, nó gây hại rất lớn cho các quốc gia có sự bất bình đẳng giàu nghèo và thiếu sự phát triển xã hội. Dịch tả tiếp tục thay đổi thế giới bằng cách làm tổn thương những thành phần ít có khả năng tự vệ nhất, trong khi các nước giàu hơn hầu như không lo lắng về điều đó.

Thính phòng thành phố Oakland đã được sử dụng như một bệnh viện tạm thời, với các y tá tình nguyện từ Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ, trong đại dịch cúm năm 1918, tại Oakland.
Thính phòng thành phố Oakland đã được sử dụng như một bệnh viện tạm thời, với các y tá tình nguyện từ Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ, trong đại dịch cúm năm 1918, tại Oakland.

Spanish Flu hoặc H1N1 (1918 - 1919): Cúm Tây Ban Nha, còn được gọi là đại dịch cúm năm 1918, là sự bùng phát của một loại virus cúm H1N1, đã lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người, hoặc một phần ba dân số thế giới. Đại dịch đã giết chết hơn 50 triệu người trên toàn cầu.

Một người đàn ông trong chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV/AIDS một ngày trước Ngày Thế giới phòng chống AIDS ở Kolkata, Ấn Độ.
Một người đàn ông trong chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV/AIDS một ngày trước Ngày Thế giới phòng chống AIDS ở Kolkata, Ấn Độ.

Hong Kong Flu hoặc H3N2 (1968 - 1970): Sau cúm Tây Ban Nha 50 năm, một loại virus cúm khác, H3N2, lan rộng khắp thế giới. Ước tính số người tử vong toàn cầu vào khoảng một triệu người, trong đó khoảng 100.000 người ở Mỹ. Đại dịch năm 1968 là đại dịch cúm thứ ba xảy ra vào thế kỷ 20, sau cúm Tây Ban Nha và đại dịch cúm châu Á năm 1957. Người ta tin rằng virus gây ra cúm châu Á đã tiến hóa và tái xuất hiện 10 năm sau, dẫn đến đại dịch H3N2. Mặc dù không gây tử vong như dịch cúm năm 1918, H3N2 đặc biệt dễ lây lan, với 500.000 người bị nhiễm trong vòng 2 tuần kể từ trường hợp được báo cáo đầu tiên tại Hong Kong (Trung Quốc).

HIV/AIDS: Ảnh hưởng tiêu cực của HIV/AIDS đối với nền kinh tế toàn cầu vẫn đang được nghiên cứu, đặc biệt là ở châu Phi, lục địa có tỷ lệ mắc HIV/AIDS lớn nhất thế giới.

Sự miêu tả về bệnh dịch hạch ở Ý vào thế kỷ 17- Tranh lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử quốc gia về nghệ thuật chăm sóc sức khỏe của Ý.
Sự miêu tả về bệnh dịch hạch ở Ý vào thế kỷ 17- Tranh lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử quốc gia về nghệ thuật chăm sóc sức khỏe của Ý.

Virus Ebola: Dịch bệnh này được đặt tên trùng với một dòng sông ở Guinea, tây Phi vào năm 2014 và lan sang một số nước láng giềng, bị giới hạn trong phạm vi của nó nhưng cực kỳ nguy hiểm. Virus Ebola đã giết chết 11.325 trong số 28.600 người nhiễm bệnh, với hầu hết các trường hợp xảy ra ở Guinea, Liberia và Sierra Leone. Ebola ước tính thiệt hại 4,3 tỷ USD.

Coronavirus hoặc Covid-19 (2019 - đến nay). Sự bùng phát của virus corona mới đã tiết lộ những lỗ hổng trong phản ứng của cộng đồng toàn cầu đối với sự bùng phát của virus. WHO đã mô tả sự bùng phát là một đại dịch.

Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc ước tính virus corona sẽ gây ra hàng triệu ca tử vong (lây nhiễm 40% đến 70% dân số thế giới) và sẽ tạo nên cú đánh vào GDP toàn cầu là 2,4 nghìn tỷ đô la.

HOÀNG ĐẶNG (theo Businessinsider)

;
;
.
.
.
.
.