Tác phẩm của nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi

.

Trong lĩnh vực hoạt động hay ở thị trường nghệ thuật, hầu hết tác phẩm của nghệ sĩ Mỹ gốc Phi đều bị đánh giá thấp và bị lơ là, bỏ qua trong nhiều thập kỷ. Ở Mỹ, các tác giả, nhạc sĩ, diễn viên và những nghệ sĩ khác trong các ngành công nghiệp sáng tạo có tiền bản quyền, phần thưởng và họ được hưởng lợi từ việc bán các tác phẩm, riêng nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi thì lại không.

Past Times (1997) - Tranh bán giá kỷ lục của Kerry James Marshall.
Past Times (1997) - Tranh bán giá kỷ lục của Kerry James Marshall.

Khi thị trường nghệ thuật Mỹ tiếp tục mở rộng, nhu cầu hỗ trợ cho dự luật Bình đẳng trên lĩnh vực này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là việc bảo vệ các nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi khi nhiều người đã và đang thành công, dù thành công đến muộn trong cuộc đời nhưng những nghệ sĩ ấy không gặt hái được phần thưởng nào.

Năm 1997, Kerry James Marshall- nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi đã vẽ Past Times (Thời quá khứ) - một tác phẩm nghệ thuật mô tả một gia đình da đen đang thưởng thức các môn giải trí hạng cao cấp: chơi golf, chơi cricket, cũng như trượt nước và lái thuyền máy qua hồ. Thông thường quang cảnh này vốn xuất hiện ở giới quý tộc châu Âu thay vì những người da đen. Tác phẩm của Kerry James Marshall phát sinh từ truyền thống cấp tiến màu đen bao gồm văn học, triết học và nghệ thuật của người châu Phi, Caribean và Đại Tây Dương. Marshall luôn cảm thấy mình có trách nhiệm xã hội. Lớn lên ở Nam Trung Los Angeles trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc chiến dân quyền, tác phẩm của anh phản ánh hiện thực của nhiều người Mỹ gốc Phi ở tầng lớp lao động, vẽ cảnh cộng đồng khu phố của anh, các dự án nhà ở cho đến những cuộc tụ tập nhóm sôi nổi và những khoảnh khắc thân mật từ lãng mạn đến cô đơn.

Thật bất ngờ, vào tháng 5-2018, bức tranh Past Times của nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi này được bán với giá 21,1 triệu USD tại công ty đấu giá tác phẩm nghệ thuật Sothwards ở New York. Ngoài tiền bán tranh, James Marshall hoàn toàn không hưởng thêm bất kỳ lợi nhuận nào khác.

Kerry James Marshall, sinh ngày 17-10-1955, nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi đương đại nổi bật. Ông đã phá vỡ sự phân biệt “Thế giới nghệ sĩ da đen” bằng cách vươn lên đỉnh cao của thế giới nghệ thuật trong khi vẫn kiên định thực hiện các tác phẩm trải nghiệm về “người da đen” ở Mỹ.

Họa sĩ Kerry James Marshall.
Họa sĩ Kerry James Marshall.

Sinh ra ở Birmingham, Alabama, Kerry James Marshall cùng gia đình đến khu phố Watts ở Nam Trung Los Angeles khi còn nhỏ. Ông lớn lên và được bao quanh bởi các phong trào Quyền Dân sự và Quyền Da đen trong những năm 1960. Ông là một nhân chứng của các cuộc bạo loạn Watts xảy ra vào tháng 8-1965. Khi còn là thiếu niên, Kerry James Marshall đã tham gia lớp học vẽ mùa hè tại Học viện Nghệ thuật Otis ở Los Angeles. Ở đó, ông được xem xưởng vẽ của nghệ sĩ Charles White, người sau này trở thành người hướng dẫn và cố vấn của ông.

Kerry James Marshall nhận bằng BFA (Bachelor of Fine Arts-Cử nhân nghệ thuật tạo hình) và bằng tiến sĩ danh dự (1999) tại Học viện Nghệ thuật Otis ở Los Angeles. Chủ đề của các bức tranh, tác phẩm sắp đặt và các dự án công cộng của ông thường được lấy từ văn hóa đại chúng Mỹ gốc Phi. James Marshall chuyển đến Chicago năm 1987 sau khi kết thúc công việc tại Bảo tàng Studio ở Harlem, New York. Marshall bắt đầu giảng dạy tại Đại học Illinois tại Chicago vào năm 1993 và ông đã nhận được một khoản trợ cấp “Tài năng” từ Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur vào năm 1997.

Hình ảnh người da đen trong tranh Công chúa Henrietta của vùng Lorraine (1611-1660).  Tranh của Anthony van Dyck (1599-1641)
Hình ảnh người da đen trong tranh Công chúa Henrietta của vùng Lorraine (1611-1660). Tranh của Anthony van Dyck (1599-1641)

Nhiều tác phẩm của Kerry James Marshall tham khảo các sự kiện từ lịch sử Hoa Kỳ làm chủ đề chính. Khi được hỏi vì sao nhân vật trong tác phẩm của ông đều màu đen, Kerry James Marshall trả lời đơn giản: “Một trong những lý do tôi vẽ người da đen là vì tôi là người da đen. Nhân vật da đen chưa bao giờ là chủ đề trung tâm trong sách lịch sử nghệ thuật. Đây là sự bất bình đẳng kéo dài do phân biệt chủng tộc”. Nói về sự phân biệt chủng tộc, Kerry James Marshall cho biết: “Cảm thấy buồn khi viết điều này vào năm 2014, nhưng nhìn thấy những người da đen được thể hiện trong các bức tranh theo kiểu này vẫn không bình thường.

Các nghệ sĩ phương Tây thường chọn một nhân vật màu đen là một trong những pháp sư khi vẽ bối cảnh của Lễ chầu của các vị vua (bàn thờ Phục hưng của Jan Gossaert trong Phòng trưng bày Quốc gia ở London là một ví dụ điển hình). Mặc dù vậy, người da đen thường xuất hiện trong nghệ thuật phương Tây với tư cách là người hầu ngoại vi: Moorish ở bên trái bức chân dung năm 1634 của Van Dyck; hay người phụ nữ mang hoa trong nền Olympia khỏa thân nổi tiếng của Manet (1863) là hai điển hình của xu hướng này. Đây là hai hình thức đại diện chính, hoặc bạn cũng có thể thấy hình ảnh của người da đen trong quá trình bị khuất phục”.

  HOÀNG ĐẶNG (theo The Artnews)

;
;
.
.
.
.
.