.

Tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử

.
Nhân kỷ niệm 66 năm ngày Hiroshima bị dội bom nguyên tử, vào ngày thứ bảy, 6-8, nước Nhật tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm các nạn nhân với nhiều hoạt động nghệ thuật diễn ra tại Công viên Hòa Bình ở Hiroshima, nơi đầu tiên trên thế giới hứng chịu sức công phá tàn khốc của bom nguyên tử.
 
Mô tả ảnh.
Quang cảnh Lễ tưởng niệm 66 năm ngày Hiroshima bị bom nguyên tử.
 
Đại diện hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong số đó có Hoa Kỳ đã đến dự. Thủ tướng Nhật Naoto Kan đặt vòng hoa ở Công viên Hòa Bình và lặp lại rằng “Nước Nhật sẽ không bao giờ nhắc lại nỗi kinh hoàng Hiroshima và sự đau đớn đã kéo dài đến tận hôm nay bởi vì sự thương đau ấy sẽ đè nặng mãi lên các thế hệ về sau”. Trong bài diễn văn khai mạc buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì bom nguyên tử năm 1945, ông Naoto Kan đã khẳng định lần nữa về việc Chính phủ sẽ khảo sát kỹ lưỡng những nguyên nhân nào đã gây nên tai nạn nổ và rò rỉ phóng xạ ở lò hạt nhân Fukushima Daiichi vào ngày 11-3 năm nay và mục tiêu hướng tới một xã hội không bị lệ thuộc vào năng lượng hạt nhân.

Thị trưởng Hiroshima, ông Kazumi Matsui cũng kêu gọi Chính phủ Nhật Bản xem lại các chính sách về hạt nhân trong nước, sự lo ngại về phóng xạ lan tỏa đã làm nhiều người dân sống trong lo âu, sợ hãi khiến họ mất lòng tin đối với ngành năng lượng hạt nhân.

Mô tả ảnh.
Hoa đăng tưởng niệm nạn nhân trôi trên sông Motoyasu, gần Công viên Hòa Bình.
 
Đoàn tín đồ Phật giáo trong cuộc diễu hành, lồng đèn hoa đăng trên tay, đầu cúi thấp tưởng niệm những người đã khuất. Những cánh chim bồ câu được thả tung trên giàn cốt của tòa nhà bị bom nguyên tử xé nát ở Công viên Hòa Bình, vết tích hoang tàn vì bom nguyên tử ở Hiroshima, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn như sự nhắc nhở thường xuyên cho người dân Nhật.

Dịp này, ông KhNimaicharan Singh, cựu hiệu trưởng và Chủ tịch Hiệp hội Indo-Japan Friendship Association đã tham gia vận động sinh viên, học sinh ở các trường học tổ chức cuộc thi vẽ với chủ đề “Chống chiến tranh hạt nhân” với giải thưởng lớn dành cho 3 bức tranh đẹp nhất để trưng bày tại buổi lễ. Nhiều khách tham dự buổi lễ cùng một sự bày tỏ:  Sự sợ hãi chiến tranh không bao giờ chấm dứt và chúng tôi cũng không đến bao giờ có thể chấm dứt chiến tranh. Vậy nên, chúng tôi tổ chức buổi lễ như thế này để truyền đạt thông điệp về sự vô nghĩa của chiến tranh. Thay vì chiến tranh, chúng tôi cần sự giáo dục và sự phát triển...

HOÀNG ĐẶNG
;
.
.
.
.
.