.

Bỏ ngỏ tư vấn tâm lý học đường

.

Tại hội thảo quốc tế về tâm lý học học đường lần thứ 5, với chủ đề “Phát triển Tâm lý học học đường trên thế giới và Việt Nam” do Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) tổ chức ngày 28 và 29-7, các chuyên gia tâm lý và nhà giáo dục nêu thực trạng: Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường học còn bị bỏ ngỏ.

Thông tin từ Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, các cuộc gọi vào đường dây nóng của Cục liên quan đến vấn đề tư vấn tâm lý tăng rõ rệt trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2013 có 800 cuộc, năm 2015 tăng lên gần 3.000 cuộc.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ đã bước đầu triển khai một số hoạt động để đưa công tác tư vấn tâm lý đi vào nền nếp và bài bản. Trong năm 2015, Bộ khảo sát thực trạng công tác tư vấn tâm lý tại một số trường THPT, THCS, đại học trên địa bàn Hà Nội, Hải Dương, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, ngành GD&ĐT nhận thấy việc triển khai công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nhân lực có chuyên môn về tâm lý học.

Tại Đà Nẵng, từ năm 2012-2015, Sở GD&ĐT phối hợp với Tổ chức Hòa Bình và Phát triển thực hiện dự án “Hành trình yêu thương” gồm: chương trình học về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới; tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, truyền thông, dịch vụ tham vấn cho học sinh… Tuy nhiên, khi dự án kết thúc thì mô hình này gặp khó khăn trong duy trì hoạt động.

Các Sở GD&ĐT kiến nghị, cần có hành lang pháp lý và những hướng dẫn cụ thể, cùng với việc đầu tư kinh phí phù hợp để công tác tư vấn tâm lý trong trường học hoạt động hiệu quả.         

KIM NGÂN

;
.
.
.
.
.