7 lưu ý khi viết thư cảm ơn sau phỏng vấn

.

Không ít nhà tuyển dụng cho rằng thư cảm ơn sau phỏng vấn sẽ tạo thêm cơ hội để ứng viên bạn tiếp cận gần hơn với vị trí ứng tuyển. Chính vì thế, bạn đừng quên gây ấn tượng tốt ở giai đoạn này với 7 lưu ý sau đây.

Nội dung thư rõ ràng, có đầy đủ 3 phần

Trong một bức thư cảm ơn sau phỏng vấn khi tìm việc làm tại Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh hay bất cứ nơi nào khác cần phải có 3 phần: mở đầu, thân bài và kết thúc. Mở đầu thư, bạn nên chủ động cảm ơn nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội và mời bạn tham gia buổi phỏng vấn. Ở phần nội dung, bạn có thể đề cập về những gì mình đã học hỏi được ở buổi phỏng vấn, đồng thời gợi ý cho nhà tuyển dụng nhớ lại những điểm mạnh của bạn. Còn phần kết bạn có thể khéo léo thể hiện bản thân đang mong nhận kết quả phỏng vấn kèm số điện thoại liên lạc. Nhà tuyển dụng nếu có quyết định muốn chọn bạn thì sẽ dễ dàng nhanh chóng với bạn hơn.

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp

Môi trường công việc đòi hỏi bạn phải lịch sự từ lời ăn tiếng nói đến những văn bản khác, và thư cảm ơn sau phỏng vấn cũng không ngoại lệ. Bạn nên sử dụng văn phong hành chính, từ ngữ phổ thông và tuyệt đối không dùng từ địa phương, tiếng lóng hay ngôn ngữ tuổi teen để viết trong thư. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không thực sự chuyên nghiệp, thậm chí không chú tâm vào vị trí này.

Viết thư cảm ơn bằng sự chân thành

Trên thực tế, điều quan trọng nhất của một lá thư cảm ơn vẫn là sự chân thành của bạn. Trong thư cảm ơn, bạn hãy viết với thái độ trung thực nhất có thể, tập trung chủ yếu vào ba vấn đề chính sau đây: đánh giá cao cơ hội được phỏng vấn lần này cũng như cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội, thể hiện sự yêu thích và khả năng phù hợp của bạn đối với công việc, bày tỏ nguyện vọng được đóng góp vào sự phát triển của công ty.

Cá nhân hóa bức thư cảm ơn sau phỏng vấn

Có một số người nghĩ thư cảm ơn chỉ là một thủ tục “làm cho có”, cần hoàn thành cho đúng quy trình. Thậm chí họ chỉ sao chép lại nội dung thậm chí tải mẫu thư trên mạng và gửi đi mà không chỉnh sửa nhiều. Tuy nhiên, ý nghĩ này thực tế là sai lầm bởi nhà tuyển dụng vẫn có thể đánh giá bạn thông qua thư này.

Nếu họ cảm thấy bạn không đủ trung thực thì chắc hẳn còn mất điểm hơn bởi bạn chỉ có dụng ý đối phó chứ không thực sự tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng. Do vậy, bạn nên cố gắng viết thư cảm ơn sau phỏng vấn mang màu sắc cá nhân. Gợi ý là bạn có thể tìm lại câu chuyện, chủ đề thú vị mà bạn và nhà tuyển dụng đã trao đổi trong buổi phỏng vấn và nhắc lại. Lúc đấy có thể nhà tuyển dụng sẽ nhớ được bạn là ứng viên nào, cân nhắc một số điểm nổi bật của bạn.

Trình bày ngắn gọn, không sai lỗi chính tả

Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thư cảm ơn. Nói cách khác, thư cảm ơn sau phỏng vấn quan trọng đòi hỏi sự cô đọng và ngắn gọn. Do đó, bạn cẩn thận cần chắt lọc câu từ để đảm bảo truyền tải được hết nội dung nhưng tránh không nên lòng vòng. Bên cạnh đó, nếu có thể bạn nên đưa ra là điều nhà tuyển dụng mong chờ, không nên thông tin đã nói trong buổi phỏng vấn. Cuối cùng, trước khi gửi thư, bạn cần đọc lại một lần, kiểm tra từ trên xuống dưới để hạn chế mắc lỗi về câu từ, chính tả...

Lưu ý thời gian gửi thư hợp lý

Tốt nhất bạn nên gửi thư cảm ơn vào khoảng thời gian trong vòng 24 tiếng sau cuộc phỏng vấn (có thể cùng ngày với cuộc phỏng vấn hoặc ngày hôm sau) để gợi lại cho họ về những gì đã xảy ra. Nếu buổi phỏng vấn diễn ra vào thứ Sáu, bạn có thể gửi email cảm ơn cho nhà tuyển dụng vào chiều thứ Sáu hoặc vào sáng thứ Hai. Tránh gửi thư cảm ơn vào ngày cuối tuần vì có thể họ sẽ không chú ý mà bị lỡ thư của bạn.

Đừng quên đính kèm chữ ký cuối email

Điều này cũng là một phần rất quan trọng để bạn cho thấy sự chuyên nghiệp của bản thân để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Chúng tôi cũng đã có đề cập ở trên, mục đích của email này là kèm thêm thông tin liên lạc cá nhân, số điện thoại, địa chỉ,... để nhà tuyển dụng dễ kết nối lại khi cần.

Ngoài ra, với chữ ký email, bạn cũng có thẻ gắn đường link dẫn đến hồ sơ LinkedIn hoặc portfolio để nhà tuyển dụng có thể khai thác thêm nhiều thông tin từ bạn nếu họ có nhu cầu.

Kiểm tra lần cuối trước khi gửi thư

Trước khi nhấn gửi email cảm ơn, đừng quên kiểm tra một lượt lại những thông tin quan trọng và các hồ sơ đính kèm nếu có. Bạn nên hạn chế tuyệt đối việc gửi thư sai địa chỉ, hoặc thiếu sót, nhầm lẫn thông tin gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra mạng internet ổn định trước khi gửi để email không gửi được.

Trên đây là 7 lưu ý khi viết thư cảm ơn sau phỏng vấn mà bạn có thể áp dụng vào các trường hợp khi cần. Hy vọng nó sẽ có ích cho bạn và giúp bạn tiến xa hơn trên con đường chinh phục công việc mơ ước.

;
;
.
.
.
.
.