Bình yên làng cổ Phong Nam

ĐNO - Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía tây nam.

Trên bản đồ du lịch, làng Phong Nam được du khách biết đến với những công trình kiến trúc nhà cổ, miếu đình tồn tại cách đây hơn 100 năm với những con đường làng yên vắng, thanh bình như dẫn du khách về một hành trình quá khứ đầy hoài niệm.

1.	Từ Quốc lộ 1A, theo đường DT 605 khoảng 3 km sẽ gặp đình Phong Nam nằm lặng lẽ dưới tán cây bồ đề cổ thụ, ngay trên con đường dẫn vào làng cổ Phong Nam. Đây cũng là nơi “chôn nhau cắt rốn” của danh nhân Ông Ích Khiêm.
Từ Quốc lộ 1A, theo đường ĐT 605 khoảng 3 km sẽ gặp đình Phong Nam nằm lặng lẽ dưới tán cây bồ đề cổ thụ, ngay trên con đường dẫn vào làng cổ Phong Nam. Đây cũng là nơi “chôn nhau cắt rốn” của danh nhân Ông Ích Khiêm.
2.	Những lũy tre xanh phủ bóng rợp mát trên con đường dẫn vào làng cổ Phong Nam, gợi nên vẻ yên ả đặc trưng của một vùng quê thuộc xứ Đàng Trong thuở trước.
Những lũy tre xanh phủ bóng rợp mát trên con đường dẫn vào làng cổ Phong Nam, gợi nên vẻ yên ả đặc trưng của một vùng quê thuộc xứ Đàng Trong thuở trước.
3.	Vùng đất Phong Lệ ngày xưa nằm trên địa bàn khu dân cư Phong Bắc (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) và thôn Phong Nam (xã Hòa Châu) bây giờ. Tại đây có nhiều đình, chùa, miếu, có nhà thờ tiền hiền của làng và nhiều nhà thờ các tộc họ từ lâu đời. Trong ảnh: Nhà thờ tộc của dòng họ Lê Đức tại làng cổ Phong Nam.
Vùng đất Phong Lệ ngày xưa nằm trên địa bàn khu dân cư Phong Bắc (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) và thôn Phong Nam (xã Hòa Châu) bây giờ. Tại đây có nhiều đình, chùa, miếu, có nhà thờ tiền hiền của làng và nhiều nhà thờ các tộc họ từ lâu đời. Trong ảnh: Nhà thờ tộc của dòng họ Lê Đức tại làng cổ Phong Nam.
Những nhà thờ tộc thường xuyên được trùng tu, sơn sửa khang trang, trở thành điểm nhấn trên con đường dẫn vào Phong Nam.
Những nhà thờ tộc thường xuyên được trùng tu, sơn sửa khang trang, trở thành điểm nhấn trên con đường dẫn vào Phong Nam.
Nhà thờ tộc Ngô Tất nằm nép mình trên con đường trung tâm của thôn Phong Nam.
Nhà thờ tộc Ngô Tất nằm nép mình trên con đường trung tâm của thôn Phong Nam.
Không gian yên tịnh trong khuôn viên Nhà thờ Tiền hiền chư phái tộc làng Phong Lệ.  Đây được xem là một trong những công trình văn hóa tín ngưỡng lâu đời của xứ Đàng Trong nói chung và Phong Lệ nói riêng.
Không gian yên tịnh trong khuôn viên nhà thờ Tiền hiền chư phái tộc làng Phong Lệ. Đây được xem là một trong những công trình văn hóa tín ngưỡng lâu đời của xứ Đàng Trong nói chung và Phong Lệ nói riêng.
Ngoại thất nhà thờ Tiền hiền chư phái tộc làng Phong Lệ được xây dựng với các hình ảnh: Long, Lân, Quy, Phụng, Mặt Nguyệt, Trúc, Liễu, Tùng, Mai, mái ngói âm dương,…
Ngoại thất nhà thờ Tiền hiền chư phái tộc làng Phong Lệ được xây dựng với các hình ảnh: Long, Lân, Quy, Phụng, Mặt Nguyệt, Trúc, Liễu, Tùng, Mai, mái ngói âm dương,…
Nhà thờ Tiền hiền chư phái tộc làng Phong Lệ là nơi thờ tự tổ tiên của gần 30 tộc họ, đây cũng là không gian tâm linh, tín ngưỡng và văn hóa của các chư phái tộc tại đây, là nơi lưu giữ “cái hồn” của một vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa.
Nhà thờ Tiền hiền chư phái tộc làng Phong Lệ là nơi thờ tự tổ tiên của gần 30 tộc họ, đây cũng là không gian tâm linh, tín ngưỡng và văn hóa của các chư phái tộc tại đây, là nơi lưu giữ “cái hồn” của một vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa.
4.	Tại Phong Nam bây giờ vẫn còn 4 ngôi nhà cổ có tuổi đời xấp xỉ 2 thế kỷ. Trong ảnh: Ngôi nhà cổ của cụ bà Ông Thị Mãng (tổ 3, thôn Phong Nam).
Tại Phong Nam bây giờ vẫn còn 4 ngôi nhà cổ có tuổi đời xấp xỉ 2 thế kỷ. Trong ảnh: Ngôi nhà cổ của cụ bà Ông Thị Mãng (tổ 3, thôn Phong Nam).
6.	Cụ Mãng là đời thứ 3 sinh sống tại ngôi nhà cổ. Cụ là cháu của danh nhân Ông Ích Khiêm – Người con của quê hương Phong Lệ. Ngôi nhà của cụ vừa là nhà ở, vừa là nơi con cháu sum vầy, vừa là nơi thờ phụng của dòng họ Ông trên đất Phong Lệ xưa.
Cụ Mãng là đời thứ 3 sinh sống tại ngôi nhà cổ. Cụ là cháu của danh nhân Ông Ích Khiêm - người con của quê hương Phong Lệ. Ngôi nhà của cụ vừa là nhà ở, vừa là nơi con cháu sum vầy, vừa là nơi thờ phụng của dòng họ Ông trên đất Phong Lệ xưa.
Những phiến ngói âm dương trên những mái nhà cổ là hình ảnh đặc trưng của văn hóa đình làng Việt Nam.
Những phiến ngói âm dương trên những mái nhà cổ là hình ảnh đặc trưng của văn hóa đình làng Việt Nam.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, dưới tác động của đô thị hóa, Phong Nam vẫn lưu giữ được nét đặc trưng của một làng quê truyền thống Việt Nam.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, dưới tác động của đô thị hóa, Phong Nam vẫn lưu giữ được nét đặc trưng của một làng quê truyền thống Việt Nam.

XUÂN SƠN - HẢI ĐĂNG (thực hiện)

;
.
.
.
.