.

Biểu tượng "Bình an cho Paris"

.

Trong số hàng ngàn lời bày tỏ cú sốc, đau buồn qua tin tức về các cuộc tấn công khủng bố Paris vào đêm thứ sáu ngày 13-11 vừa qua, tuy lặng lẽ nhưng trở thành một biểu tượng của niềm hy vọng và sự đoàn kết qua một hình ảnh đơn giản được chia sẻ bởi hàng triệu người trên phương tiện truyền thông xã hội: sự kết hợp của một dấu hiệu hòa bình và Tháp Eiffel - tranh vẽ của nghệ sĩ Jean Jullien, nhà thiết kế đồ họa người Pháp, 32 tuổi.

Các diễn viên sân khấu với bức vẽ “Bình an cho Paris”.
Các diễn viên sân khấu với bức vẽ “Bình an cho Paris”.

Jean Jullien đã chuyển lên mạng hình ảnh bức vẽ “Hòa bình Paris” trên cả hai tài khoản Twitter  và Facebook - bức vẽ như lời tuyên bố yêu thương hòa bình được chia sẻ trên Facebook hơn 22.000 lần.

Jean Jullien.
Jean Jullien.

Bi kịch của những sự kiện ở Paris qua bức tranh của Jullien đã tỏa sáng phản ứng toàn cầu, tuy nhiên, tác giả cho biết: “Đó là sự kiện khủng khiếp nhất đối với tranh vẽ của tôi để nhận được sự chú ý. Tôi đã vẽ trong khi tôi cảm thấy hoàn toàn bị sốc, tức giận và buồn. Đó chỉ là cách tôi chia sẻ phản ứng của tôi, chia sẻ một nhu cầu mong mỏi hòa bình và đoàn kết khi đứng trước một thảm họa như vậy. Bức vẽ không phải để tự “lăng xê” bản thân mình hay để rao bán hoặc có ý để thu về một khoản lợi nhuận nào, bức vẽ đang ở trên mạng và tất nhiên là để được sử dụng một cách tự do, để khuyến khích sự bình an ở Paris và hòa bình nói chung”.

Tranh “Bình an cho Paris” xuất hiện nhanh chóng khắp nước Pháp và trên toàn thế giới. Bên cạnh các phương tiện truyền thông xã hội, bức tranh của Jullien đang được chép lại và sử dụng trong nhiều chương trình hỗ trợ hay tưởng niệm các nạn nhân bị đánh bom. Tại Paris, dàn diễn viên sân khấu Undateable đã hủy chương trình biểu diễn của họ và gửi hình ảnh này trên mạng cùng với lời giải thích “Tôn trọng các nạn nhân ở Paris, chúng tôi sẽ không thể thực hiện buổi diễn tối nay…”. Một thiếu nữ vẽ biểu tượng “An bình cho Paris” trên mặt và tuyên bố rằng “Đây là  hình ảnh cho tất cả mọi người không phải của riêng tôi”. Một số thanh niên vẽ biểu tượng này trên áo, mũ, giày dép và ngay cả trên tóc của họ… Đây không phải là lần đầu tiên Jullien đã sử dụng tài năng của mình trong sự trỗi dậy của thảm kịch. Sau vụ tấn công khủng bố vào các văn phòng của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo vào tháng Giêng, Jullien đã vẽ ra một hình biếm họa để hỗ trợ: hình ảnh của một cây bút chì gây nhiễu các nòng súng.

Bức vẽ “Bình an cho Paris” trên lưng áo của người đang ngồi đối diện Khải Hoàn môn giữa Quảng trường Étoile, Paris.
Bức vẽ “Bình an cho Paris” trên lưng áo của người đang ngồi đối diện Khải Hoàn môn giữa Quảng trường Étoile, Paris.

Jean Jullien nói với CNN: “Đó là điều tự nhiên nhất. Tôi nghe tin tức trên đài phát thanh và tôi đã có phản ứng chân thành này. Tôi muốn vẽ một cái gì đó mà có thể tượng trưng cho hòa bình và đoàn kết, tôi muốn một cái gì đó đối với bối cảnh của Paris”. Ngoài ra, trên một số báo và tạp chí, Jean Jullien đã tường thuật khá chi tiết về suy nghĩ của mình trước và sau khi vẽ bức “An bình cho Paris”: “Tôi đang ở trong một múi giờ khác nhau vào lúc sự cố xảy ra, có lẽ khoảng nửa đêm tại Pháp, tôi đã nghe về những gì đã xảy ra qua đài phát thanh Pháp. Tôi phải rà soát tin tức này qua bạn bè và gia đình. Và sự thật như thế: một thảm kịch đã xảy đến với người dân Paris. Tôi vẽ. Tôi chỉ biết phản ứng lại bằng hình vẽ, chỉ vẽ một cái gì đó một cách tự nhiên với cây bút và giấy và sau đó chia sẻ nó với mọi người. Tôi muốn nói với bạo lực và bi kịch rằng chúng tôi chỉ muốn một chút bình yên”.

Khi được hỏi về sự phản ứng với tin tức, sự kiện, nhất là về biếm họa của Jean Jullien đối với vụ khủng bố ở tòa soạn Charlie Hebdo vào tháng Giêng vừa qua, Jean Jullien nói “Tôi làm đồ họa thương mại để kiếm sống, nhưng khi  bị ảnh hưởng bởi những vụ việc hay có sự kiện nào xảy ra trên thế giới, tôi thường giao tiếp trực tuyến với các bản vẽ của tôi. Tôi đã rất lung lay, chao đảo sau sự kiện Charlie Hebdo, vì vậy, lần này cảm giác của trạng thái đó hình như trở lại trên đầu bút của tôi. Tôi chỉ muốn một cái gì đó mang tính biểu tượng, một cái gì đó mà mọi người đều có thể hiểu được một cách dễ dàng, có thể chia sẻ bất kể chúng ta đến từ đâu. Tôi chỉ muốn một cái gì đó phổ quát.

Đó không phải là hình ảnh riêng của cá nhân tôi mà là hình ảnh cho tất cả mọi người. Tôi không muốn lấy đó làm tự hào, tôi không tạo ra nó để có được danh tiếng hay lợi ích vật chất từ nó. Tôi chỉ muốn thể hiện bản thân và từ kinh nghiệm cuộc sống. Tôi hy vọng nhiều người đã xem tranh, sử dụng và nếu họ cảm thấy bức tranh hữu ích để họ chia sẻ và tôi thấy hạnh phúc, mặc dù “hạnh phúc” nói ở đây  không thực sự mang ý nghĩa êm dịu, ve vuốt tâm trí tôi trong thời gian xảy ra bi kịch khủng khiếp như vậy”.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.