.

"Cởi trói" với kinh tế Internet

.

Nếu có một thứ chúng ta có thể đồng ý ngay khi nói về tốc độ phát triển của kỹ thuật thì có lẽ chúng ta nên nói về cái ti-vi hay điện thoại di động mà chúng ta có hiện nay với những thế hệ trước đó 10 năm. Rõ ràng là kinh tế Internet phát triển rất nhanh, nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây. Dữ liệu trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi trong hai năm qua.

Giỏ hàng của người tiêu dùng ngày càng có quan hệ mật thiết với  Internet hơn.
Giỏ hàng của người tiêu dùng ngày càng có quan hệ mật thiết với Internet hơn.

Chúng ta không ngạc nhiên khi Internet đang góp phần lèo lái nền kinh tế thế giới. Các công ty đưa ra sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên kết quả phân tích thông tin nhu cầu người tiêu dùng qua những cuộc thăm dò trên mạng Internet. Tập đoàn Google là một ví dụ khi được xếp hạng đứng thứ tư trong danh sách các công ty, tập đoàn có vốn thị trường lớn nhất thế giới; cùng với hãng Apple với những mẫu điện thoại iPhone đã giúp cho con người tận hưởng những sản phẩm và dịch vụ của nền kinh tế Internet.

Mỹ là một trong những nước tiên phong ở lĩnh vực này. Giám đốc về chính sách của Trung tâm dân chủ và kỹ thuật (CDT) đóng tại San Francisco, Mỹ là Gautam Hans nói rằng Trung tâm từ lâu đã hỗ trợ pháp lý về tính riêng tư cho người tiêu dùng dựa trên những nguyên tắc thực hành thông tin hợp lý nhằm xây dựng hệ thống quản trị thông tin có thể cho phép sử dụng thứ cấp nếu như những thuyết minh khoa học cho dự án nào đó đủ sức thuyết phục.

Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) cho biết GDP của nước Anh có sự đóng góp của kinh tế Internet ở mức 10%. Đây là tỷ lệ cao hơn cả sự đóng góp của sản xuất và bán lẻ. BCG nói thêm kinh tế Internet ở Nhật Bản lại chỉ ở mức 5,6% - tỷ lệ trung bình của các nước thuộc nhóm G20.

Mọi người khá ngạc nhiên với tỷ lệ khá thấp của Nhật Bản bởi vì cơ sở hạ tầng của đất nước Mặt trời mọc thì khó ai bì nổi. Tuy nhiên, Giáo sư Jim Foster của Trường Đại học Keio và là Giám đốc Trung tâm quốc tế Keio cho rằng nguyên nhân do việc sử dụng dữ liệu còn khá nghiêm ngặt so với các nước khác trên thế giới.

Nhiều doanh nghiệp Nhật gặp khó khăn trong việc làm ăn với đối tác phương Tây chỉ vì vấn đề dữ liệu cá nhân này. Muốn thế phải thành lập một ủy ban bảo vệ thông tin cá nhân để giám sát luật dữ liệu cá nhân và phối hợp quản lý. Nhật Bản cần đẩy mạnh thay đổi để trở thành mô hình cho các nước châu Á khác noi theo.

Sự thận trọng của Nhật Bản không phải là cá biệt mà đó là vấn đề lớn của toàn cầu bởi vì rất ít nước “cởi mở” với tính bảo mật và riêng tư của dữ liệu thông tin cá nhân trên mạng Internet. Đó là người ta lo ngại tình trạng bị tấn công hệ thống dữ liệu. So với Mỹ, các nước chưa có đủ lực lượng kỹ sư công nghệ thông tin đủ sức “trám” lỗ hổng bảo mật Internet nên chặng đường để “cởi trói” luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân không thể nhanh chóng tới đích được.

ANH THƯ (Theo Japan Today)

;
.
.
.
.
.