.

Năm nhà khoa học nữ

.

Họ là phụ nữ và khi cố gắng nhớ lại một nhà khoa học nữ, có thể Marie Curie là tên đầu tiên và có lẽ duy nhất để chúng ta lưu tâm.

Jocelyn Bell Burnell – Nhà Vật lý thiên văn.
Jocelyn Bell Burnell – Nhà Vật lý thiên văn.

Bên cạnh bà, hơn một thế kỷ qua, có 5 người phụ nữ bất chấp nhiều khó khăn mà họ phải đối mặt, nhất là chịu “rào cản” vì giới tính, đã đạt đến đỉnh cao khoa học, có những khám phá và những đóng góp tuyệt vời cho khoa học. Họ nổi tiếng và đáng được tôn trọng không khác gì Marie Curie.

Mary An Ninh - Nhà cổ sinh vật học

Mary An Ninh (1799-1847), nhà sưu tập hóa thạch hàng đầu, tự học từ một gia đình nghèo ở Lyme Regis phía tây nam nước Anh. Từ khám phá “Cá thằn lằn” hoàn chỉnh đầu tiên vào năm 1811, đến năm 1823 hoàn thành tiếp “Thằn lằn đầu rắn”, bà tự nhận trách nhiệm như là một chuyên gia trong công việc tìm kiếm địa chất và các loại hóa thạch.

Đương thời ngành cổ sinh vật học được nhiều người theo đuổi, hầu hết là nam giới nhưng Mary An Ninh, một người phụ nữ nghèo, đơn độc, không đủ điều kiện để tham gia các Hội địa chất London đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống một ngành khoa học mới. Tuy nhiên, phải đến thời điểm sau cái chết của bà từ bệnh ung thư vú ở độ tuổi 47, An Ninh mới giành được sự tôn trọng của các nhà khoa học và công chúng nói chung cho thành quả khoa học của mình.

Lise Meitner - Nhà vật lý hạt nhân

Lise Meitner (1878-1968), nhà vật lý người Áo và là người phụ nữ thứ nhì thi đỗ tiến sĩ vật lý tại Đại học Vienna vào năm 1906, và cũng là người phụ nữ đầu tiên ở Đức giữ vị trí giáo sư Vật lý vào năm 1926. Cuộc sáp nhập Áo - Đức quốc xã vào năm 1938 buộc bà phải chạy trốn khỏi Đức do bản thân gốc Do Thái.

Meitner và Otto Hahn phát hiện ra phản ứng phân hạch hạt nhân vào năm 1939, nhưng giải Nobel Hóa học năm 1944 chỉ trao cho Otto Hahn -Sự tham gia của Meitner bị lãng quên. Điều này sau đó đã được mô tả trong tạp chí Vật lý Thế giới. Đến nay, bà  Meitner  mới được công nhận tư cách một nhà khoa học vật lý xứng đáng.

Gertrude Elion, Giải Nobel Y khoa năm1988.
Gertrude Elion, Giải Nobel Y khoa năm1988.

Gertrude Elion - Nhà dược học

Gertrude Elion (1918-1999) tốt nghiệp Đại học Hunter ở New York vào năm 1937 với bằng hóa học. Không thể hoàn tất chương trình sau đại học do tình trạng suy thoái, bà dành thời gian làm việc như một trợ lý phòng thí nghiệm (lương 20 USD/tuần) và là một giáo viên cho đến khi nhận được một vị trí trợ lý tại công ty Burroughs Wellcome.

Ở đây, Gertrude Elion  sáng tạo ra các dược liệu trị bệnh bạch cầu, thuốc chống sốt rét Pyrimethamine,  acyclovir, điều trị herpes virus… và những loại dược phẩm vẫn còn bán đến ngày nay như Zovirax. Thời gian sau đó, Gertrude Elion nghiên cứu và giám sát sự thích nghi của thuốc Azidothymidine, điều trị đầu tiên cho AIDS. Bà được trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1988, mặc dù Gertrude Elion chưa bao giờ có bằng tiến sĩ.

Jocelyn Bell Burnell - Nhà vật lý thiên văn

Là một tiến sĩ vật lý thiên văn tại Đại học Cambridge, Jocelyn Bell Burnell sinh năm 1943 đã làm việc trong nhóm nghiên cứu xây dựng dãy ăngten thu sóng vô tuyến của đài thiên văn. Năm 1967, bà đã phát hiện những tín hiệu vô tuyến đầu tiên của một   pulsar (ngôi sao không nhìn thấy bằng mắt thường). Đối với phát hiện của các pulsar, báo giới mô tả là “sự phát hiện thiên văn lớn nhất của thế
kỷ 20” .

Nhưng công trình của Burnell đã hoàn toàn bị bỏ qua trước sự  phản đối của nhiều nhà thiên văn học nổi tiếng vào thời điểm đó. Tuy nhiên Burnell đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu tiếp theo: Chủ tịch của Hội Thiên văn Hoàng gia và Chủ tịch phụ nữ đầu tiên của Viện Vật lý, và được bổ nhiệm vào Viện  Dame Commander (DBE) của Order of the British Empire vào năm 2007.

Rosalind Franklin – Nhà Tinh thể học.
Rosalind Franklin – Nhà Tinh thể học.

Rosalind Franklin – Nhà Tinh thể học

Danh tiếng khoa học gia Rosalind Franklin (1920-1958) lừng lẫy, bà chịu trách nhiệm cho nhiều nghiên cứu tinh thể học X-ray - rất quan trọng đối với việc phát hiện ra cấu trúc DNA xoắn kép nổi tiếng.

Buồn thay, Franklin đã chết vì bệnh ung thư buồng trứng vào năm 1958, ở tuổi 37. Chỉ vài năm sau, các đồng nghiệp của bà: Francis Crick, James Watson và Maurice Wilkins đã được trao giải Nobel Sinh lý học và Y học, riêng công trình khoa học đầy sáng tạo  nổi tiếng của Franklin bị bỏ qua.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.