.

Cắt đứt mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế với lượng khí thải CO2

.

Cơ quan năng lượng quốc tế vừa cho biết, năm 2014, lần đầu tiên sau 40 năm kinh tế thế giới tăng trưởng mà lượng khí thải CO2 không tăng theo.

Nhà máy luyện thép ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
Nhà máy luyện thép ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

Lịch sử kinh tế thế giới cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa tăng trưởng kinh tế với lượng khí thải CO2­ làm biến đổi khí hậu. Một khi kinh tế thế giới được mở rộng ra thì chúng ta phải xây dựng nhiều nhà máy điện,  nhà máy sản xuất, nhiều xe hơi, xe tải hơn, dẫn tới đốt nhiều than, khí và dầu hơn.
Nếu như chúng ta hy vọng sẽ ngăn chặn sự ấm lên của địa cầu thì phải cắt đứt mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng kinh tế với khí thải CO2 - nghĩa là tăng trưởng kinh tế nhưng giảm được lượng khí thải CO2. Cơ quan năng lượng quốc tế nhắc lại kinh tế thế giới năm 2014 tăng 3% nhưng lượng khí thải CO2 vẫn đứng im tại chỗ so với các năm trước.

Kể từ năm 1984 tới nay, chỉ mới có 3 lần lượng khí thải không tăng so với năm trước: Năm 1991 khi Liên Xô tan rã; khủng hoảng tài chính năm 2008 và năm 2014. Ngạc nhiên nhất trong năm 2014 là Trung Quốc – nước có lượng khí thải CO2 lớn nhất thế giới, tăng trưởng kinh tế 7% nhưng lượng khí thải CO2 giảm đi 1%.

Nếu như Trung Quốc chỉ mới có được năm đầu tiên như thế và thực sự chưa tạo được niềm tin lâu dài cho thế giới thì Mỹ đã thực sự cắt đứt được mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với lượng khí thải COlàm biến đổi khí hậu. Kinh tế Mỹ tăng trưởng 9% trong giai đoạn từ 2008 – 2013 nhưng lượng khí thải CO2 lại giảm đi được 7,7% trong quãng thời gian này.

Một phần trong thành tựu này là Mỹ đã sản xuất được loại khí thiên nhiên rẻ tiền để thay cho than trong ngành điện. Khí đốt thiên nhiên này chỉ thải ra một nửa lượng CO2 so với than cho cùng một lượng điện được sản xuất ra. Ngoài ra, năng lượng sạch từ gió và mặt trời cũng đang phát triển mạnh.

Phân tích mới đây của Price Waterhouse Coopers cho thấy, từ năm 2000 tới nay, lượng khí thải COtoàn cầu giảm khoảng 1% mỗi năm; nhưng để tránh được tình trạng khí hậu tăng lên hơn 2°C thì lượng khí thải CO2­ toàn cầu phải giảm tới 6%, nghĩa là lượng khí thải giảm ở thời điểm từ 2000 tới nay là quá thấp. Toàn thế giới buộc phải giảm mạnh lượng khí thải xuống 3 lần một cách nhanh chóng như Mỹ đang thực hiện thì mới bảo đảm được nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu. Úc cũng là một tấm gương cho các nước noi theo khi giảm được cường độ carbon từ 4,6% từ năm 2008-2013.

ANH THƯ (Theo Vox, Washington Post)

;
.
.
.
.
.