.

Chuẩn bị dựng tượng Gandhi ở Anh

.

Theo bản tin mới nhất của The Sunday Telegraph: Các nhà vận động chỉ có ba tháng để nâng số tiền lên đến  600.000 bảng Anh  để trả tiền cho bức tượng Mahatma Gandhi-nhà lãnh đạo hòa bình Ấn Độ  tại Quảng trường Quốc hội. Bức tượng sẽ được đặt ở góc của Quảng trường Quốc hội bên cạnh bức tượng Nelson Mandela, Tổng thống Nam Phi nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc đã qua đời năm ngoái.

Toàn hình tượng Mahatma Gandhi bằng đất sét của nhà điêu khắc Philip Jackson, hiện đang chuẩn bị đúc đồng.
Toàn hình tượng Mahatma Gandhi bằng đất sét của nhà điêu khắc Philip Jackson, hiện đang chuẩn bị đúc đồng.

Kế hoạch cho phép dựng bức tượng Gandhi được cấp bởi Hội đồng Westminster tuần trước. Lord Desai, nghị sĩ trong Quốc hội Anh, cùng với vợ mình, nhà văn Kishwar - là những người được ủy thác  trông nom việc xây  dựng  bức tượng “Gandhi –  Lòng tin cậy và tín nhiệm”. Cho đến nay,  mới chỉ có 100.000 bảng Anh trong chi phí toàn bộ sẽ lên đến 600.000 bảng Anh.

Lord Desai cho biết: Công trình phải hoàn tất vào tháng Giêng và chúng ta đồng ý rằng phải tăng thêm 500.000 bảng Anh nữa. Gandhi được ngưỡng mộ bởi số đông trên khắp thế giới, nhất là đối với những người đang đóng góp. Chúng ta nên “kẻ nhiều người ít” để trở thành “một phần” của di tích lịch sử . Tôi kêu gọi tất cả những ai ngưỡng mộ Gandhi tham gia cùng tôi trong công trình mang tính biểu tượng này bằng cách thêm sự đóng góp những gì họ có thể làm cho bức tượng Gandhi”.

Philip Jackson
Philip Jackson

Mohandas Karamchand Gandhi (1869 - 1948), nhà lãnh đạo ưu việt của phong trào độc lập Ấn Độ. Áp dụng các cuộc diễu hành dân sự bất bạo động, Gandhi đã giành độc lập cho Ấn và gợi lên phong trào quyền và tự do dân sự trên toàn thế giới.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương gia đẳng cấp Hindu ở Gujarat ven biển, miền tây Ấn Độ, và được đào tạo luật tại đền thờ Inner, London, Gandhi đầu tiên thực hiện các cuộc vận động tập hợp dân sự bất bạo động với tư cách là một luật sư người nước ngoài ở Nam Phi, trong cuộc đấu tranh cho dân quyền của cộng đồng người Ấn.

Sau khi trở về Ấn Độ vào năm 1915, ông tập hợp các tổ chức công dân, nông dân và những người lao động đô thị để phản đối thuế đất quá mức và phân biệt đối xử. Vào năm 1921, Gandhi dẫn đầu chiến dịch toàn quốc để giảm bớt đói nghèo, mở rộng quyền của phụ nữ, xây dựng hữu nghị tôn giáo và dân tộc.

Gandhi dẫn đầu người Ấn Độ chống thuế muối do người Anh ban hành vào năm 1930 và kêu gọi người Anh rời khỏi Ấn Độ vào năm 1942. Ông bị giam giữ nhiều năm ở cả Nam Phi và Ấn Độ. Gandhi đã cố gắng để thực hành bất bạo động và kêu gọi chân lý trong mọi tình huống. Ông sống khiêm tốn trong một cộng đồng dân cư tự cung tự cấp và luôn ăn mặc theo lối truyền thống Ấn Độ.

Ông ăn chay đơn giản và vận động người dân Ấn Độ sử dụng việc ăn chay để tranh đấu thoát khỏi ách đô hộ của Anh. Cuộc chiến bất bạo động của ông luôn gặp sự bất trắc, áp đảo của chính quyền bảo hộ. Vào ngày 30-1-1948, Nathuram Godse, một người thuộc dân tộc Hindu đã ám sát Gandhi bằng cách bắn ba viên đạn vào ngực ở cự ly gần.

Ấn Độ xem Gandhi như là cha đẻ của dân tộc. Ngày sinh nhật của ông, 2 -10 luôn được tổ chức kỷ niệm như một ngày lễ quốc gia và thế giới, nhiều nơi đã xem ngày này như Ngày Quốc tế Bất bạo động.

Tượng Gandhi của nhà điêu khắc Gautam Pal ở Washington DC.
Tượng Gandhi của nhà điêu khắc Gautam Pal ở Washington DC.

Nhà điêu khắc thiết kế và thực hiện tượng Gandhi, Philip Jackson (sinh 1944), người Scotland từng đoạt giải thưởng với phong cách hiện đại, hoạt động như một nhà điêu khắc Hoàng gia, làm việc cho Nữ hoàng Elizabeth II. Tác phẩm điêu khắc của Philip Jackson xuất hiện tại nhiều thành phố của Anh, cũng như Argentina và Thụy Sĩ.

Philip Jackson sinh ra ở Scotland trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tốt nghiệp trường Nghệ thuật Farnham (nay là Đại học Nghệ thuật Sáng tạo). Sau khi rời trường học, ông là một nhiếp ảnh gia báo chí và sau đó tham gia vào một công ty thiết kế như một nhà điêu khắc. Một nửa thời gian của ông làm theo đơn đặt hàng và nửa còn lại ông dành cho tác phẩm điêu khắc sưu tập của mình.

Ở Mỹ đã có một tượng Gandhi, toàn thân bằng đồng ở Washington DC-một công trình kỷ niệm được đặt phía trước  Đại sứ quán Ấn Độ tại hành lang sứ quán Mỹ.  Đây là một món quà từ Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ, được khánh thành vào ngày 16-9-2000, nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee cùng sự hiện diện một cách trân trọng của Tổng thống  Bill Clinton.

Bức tượng đồng Mohandas Karamchand Gandhi trong bộ quần áo nhà tu khổ hạnh, bộ áo ông đã mặc vào cuộc diễu hành chống lại  thuế muối ở Ấn Độ vào năm 1930.  Bức tượng này được thiết kế bởi Gautam Pal, một nhà điêu khắc tại Kolkata. Đằng sau tượng có ba tấm đá granite màu đỏ với dòng chữ tôn vinh các sự kiện trong đời sống Gandhi.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.