.

Kinh tế Trung Quốc diễn biến phức tạp?

.

Trung Quốc công bố tổng sản lượng quốc nội (GDP) trong quý ba tăng 7,3%; tức là thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh cho rằng điều đó chẳng có gì đáng lo bởi vì giá cả thị trường, việc làm vẫn giữ được sự ổn định; nền kinh tế vẫn vận hành trong giới hạn hợp lý, nhất là trong thời điểm kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. Nói tóm lại, sự tăng trưởng kinh tế có chững lại nhưng không có gì đáng lo.

Công nhân Trung Quốc đang làm việc trong một công ty sản xuất giày.
Công nhân Trung Quốc đang làm việc trong một công ty sản xuất giày.

Trong khi đó, dưới góc nhìn của George Magnus, một chuyên gia tư vấn tài chính và cựu kế toán trưởng Ngân hàng UBS, thì đó là dấu hiệu cho thấy: Trung Quốc đang rơi vào cuộc biến động lâu dài. Nếu chỉ nhìn vào con số GDP tăng 7,3% đấy thì đúng là chẳng có gì lo ngại. Việc làm ổn định, giá cả thị trường ổn định thậm chí còn thúc đẩy việc giao thương ở giai đoạn ngắn hạn tốt hơn nữa. Tuy nhiên, xâu chuỗi nhiều số liệu thống kê khác nữa sẽ thấy có sự mâu thuẫn trong tiến trình chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc.

Doanh thủ bán lẻ đang tăng với tốc độ chậm nhất trong gần một thập niên qua là chỉ dấu cho thấy năng lực mua sắm của người tiêu dùng Trung Quốc không đủ mạnh để thúc đẩy kinh tế phát triển. Mức tăng trưởng 12% giá trị trong năm nay bị đánh giá là doanh thu bán hàng bị “thiếu sức sống”. Hơn nữa, doanh số bán hàng này không thể cập nhật số liệu bán hàng qua mạng. Theo Mark Williams, người phụ trách kinh tế tại Capital Economics ước đoán rằng doanh số bán hàng chính thức chỉ bằng 1/6 so với doanh thu bán hàng trực tuyến.

Số liệu thương mại cũng không rõ ràng. Số liệu xuất khẩu của Trung Quốc tăng 15,3% trong tháng qua. Đây là mức tăng cao nhất trong năm 2013 nhưng 34% tăng trưởng đó là xuất khẩu sang Hồng Kông. Trong khi đó, báo cáo độc lập từ Hồng Kông cho thấy nhập khẩu từ Trung Quốc thấp hơn nhiều con số do Trung Quốc đưa ra.

Khúc mắc lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc là số liệu GDP. Các nhà kinh tế thừa nhận số liệu công bố đã từng bước chân thật hơn nhưng nhiều con số vẫn còn đáng nghi ngờ. Chẳng hạn như nếu cộng GDP của từng tỉnh thành lại với nhau sẽ cao hơn GDP của cả nước. Nhiều nhà kinh tế thế giới cũng nhận định số liệu GDP của Trung Quốc có một phần do con người thực hiện! Khi tính toán số liệu kinh tế của Trung Quốc, nhiều nhà kinh tế thế giới tính toán cả tiêu thụ điện, lượng hàng hóa chuyển bằng đường sắt và cả các khoản vay được giải ngân. Chính sự mập mờ quá nhiều nên rất khó cho bất cứ ai đánh giá một cách chính xác nền kinh tế Trung Quốc diễn biến chính xác như thế nào?

ANH THƯ (Theo Economictimes)

;
.
.
.
.
.
.