.

Xây dựng đời sống tốt hơn

.

Một số kiến ​​trúc sư tiên phong đang cố gắng để cải thiện cuộc sống của người dân. Họ luôn có chủ đích tìm các vật liệu xây dựng đơn giản và dễ tìm nhất như tre, lá nhưng về phần kết cấu những căn nhà ở với các vật liệu thô sơ đó, nhất là những căn nhà nổi trên mặt nước, phải chịu đựng sự thử thách của thiên tai.

Trường học trên mặt nước ở khu ổ chuột Makoko đang xây dựng.
Trường học trên mặt nước ở khu ổ chuột Makoko đang xây dựng.

Thành phố Venice ở châu Phi - cách gọi tên thân mật chỉ khu nhà chồ, ổ chuột nằm trên mặt nước miền Makoko, gần Lagos, Nigeria. Trong số những công trình thiết kế của các kiến trúc sư tiền phong được thực hiện tại thành phố này phải kể đến trường tiểu học nổi trên nước. Công trình kiến trúc đầu tiên của kiến trúc sư Kunlé Adeyemi khởi công sau khi các bản vẽ thiết kế đã được chấp thuận qua nhiều cuộc thảo luận với cộng đồng địa phương về sự ảnh hưởng bất thường của thời tiết như mưa bão, lũ lụt và sự khó khăn khi xây dựng trên vùng đầm lầy không ổn định.

Khu phố này được hình thành khi 480.000 cư dân phải đối mặt với mối đe dọa di dời vì chính phủ có kế hoạch giải tỏa nơi ở của họ để phát triển thành đô thị. Nhưng Kunlé Adeyemi có một giải pháp thay thế: Ông vạch ra dự án ​“thành phố của những ngôi nhà nổi”, an toàn ngay cả khi thủy triều dâng cao, tạo điều kiện cho người dân trong cộng đồng duy trì nơi ăn chốn ở đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Với chi phí thấp nhưng dự án sẽ xây cất được nhiều ngôi nhà nổi bền vững trên mặt nước để tránh được nạn ngập lụt ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người dọc theo bờ biển Nigeria.

Một công trình xây dựng bằng tre của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa.
Một công trình xây dựng bằng tre của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa.

Những công trình xây dựng thường nhắm vào sự ngưỡng mộ, nhắm vào thẩm mỹ hơn là nhu cầu xã hội.  Điều đó đang được thay đổi.

Như trường hợp của Santiago Cirugeda, một kiến ​​trúc sư tiên phong người Tây Ban Nha, đến  từ Seville, ông đã xa lánh sự quyến rũ tài chính. Theo ông, kiến trúc văn phòng không nhất thiết phải cầu kỳ, sang trọng. Trong thời kỳ khủng hoảng “thắt lưng buộc bụng” xảy ra ở Tây Ban Nha, 500.000 tòa nhà mới nằm vô chủ trong khi nạn thất nghiệp cao và nguồn tài trợ cho các sáng kiến ​​cộng đồng hết sức nhỏ giọt. Trước dòng chảy bế tắc đó, kiến trúc sư Cirugeda và nhóm của ông sử dụng kỹ thuật xây dựng nhanh, gọn, vật liệu tái chế và sử dụng lao động tình nguyện thực hiện các dự án thiết kế xây dựng. Riêng ở khu phố nhà nổi, ông thiết kế các tòa nhà có một khung gỗ mang hình kim tự tháp tạo một trọng tâm thấp, bảo vệ chúng tránh khỏi gió lớn.

Tại Pakistan, Yasmeen Lari đang áp dụng các kỹ năng kết hợp kinh nghiệm trong cấu trúc xây dựng để giúp các cộng đồng dân cư có nguy cơ chịu lũ lụt và thiệt hại động đất. Mẫu nhà của Yasmeen Lari được thiết kế như một đối phó với lũ lụt xảy ra vào năm 2010 ở Pakistan. Yasmeen Lari đã xây dựng hơn 36.000 ngôi nhà an toàn và đã giành giải thưởng của Liên Hiệp Quốc - công nhận thành quả đối với quá trình xây dựng.

Yasmeen Lari, trước căn nhà chống lũ.
Yasmeen Lari, trước căn nhà chống lũ.

Nhưng có lẽ một trong những công trình “tiên phong” nổi bật nhất là những tòa nhà của kiến ​​trúc sư người Việt, ông Võ Trọng Nghĩa. Kể từ khi bùng nổ kinh tế, vào những năm 2000, tình trạng dân số và ô nhiễm trong nước đã tăng vọt. Toàn bộ khu vực thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2,5% là “không gian xanh”. Các cao ốc đã chiếm hết kiến trúc xanh. Ông Nghĩa nói: “Thành phố Việt Nam đã mất đi vẻ đẹp nhiệt đới của họ. Đối với một kiến ​​trúc sư hiện đại, nhiệm vụ quan trọng nhất là tạo nên các mẫu thiết kế xây dựng để mang không gian xanh trở lại. Thiết kế không những rẻ, đẹp mà còn bền vững, thân thiện, phù hợp với môi trường”. Như để khôi phục lại vẻ đẹp nhiệt đới màu xanh cho thành phố, nhiều bản thiết kế và xây dựng của ông đều chọn tre làm vật liệu chính. Có những thiết kế giống như chậu cây khổng lồ, cấu trúc bê-tông, cốt-pha tre với một cây sồi bên trên chóp.

Qua nhiều loại mẫu thiết kế khác nhau trong năm 2012, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã nhận được 11 giải thưởng kiến trúc quốc tế và giải thưởng mới nhất mang tên “Nhà thiết kế tiên phong” qua các công trình thiết kế bằng tre do US Architectural Record trao tặng.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.