.

10 bức tranh đáng nhớ năm 2013

.

Qua bài phỏng vấn mới nhất đăng trên tờ tin tức nghệ thuật Arts News ngày 20-12 vừa qua, John Seed, giáo sư nghệ thuật và lịch sử Mỹ thuật của trường Mt. San Jacinto College đề cập đến các họa sĩ, tác giả của 10 bức tranh gây ấn tượng trong năm 2013 là: Ann Gale, Brenda Goodman, Jason Bard Yarmosky, Jennifer Pochinski, Jeremy Lipking, Mark Dutcher, Martin Llamedo, Nadine Robbins, Susanah Martin, Timothy Robert Smith.

 Sleep Walking-Mộng du- Tranh sơn dầu của Jason Bard Yarmosky (ảnh trái)  và Em bé mười hai tuổi-Tranh của Jennifer Pochinski.
Sleep Walking-Mộng du- Tranh sơn dầu của Jason Bard Yarmosky (ảnh trái) và Em bé mười hai tuổi-Tranh của Jennifer Pochinski.

Xin trích ở đây một số kinh nghiệm vẽ tranh của các họa sĩ trong bài phỏng vấn này.

Theo nữ họa sĩ Ann Gale, họa sĩ tạo hình Mỹ, nổi tiếng với những bức tranh chân dung của mình, trong đó bao gồm sự tích tụ của các bản vá các miếng mảnh màu nhỏ thể hiện ánh sáng và bóng tối: Nếu bạn làm việc thường xuyên, chăm chỉ, khẳng định chính mình qua công việc, sử dụng trí tưởng tượng, đặt hết tâm trí của chính mình lên mặt tranh thì người vẽ có thể định hình không gian, màu sắc thế giới mong muốn, và tất cả những gì ta hình dung đến đều dần dần xuất hiện trên giá vẽ.

Họa sĩ Jason Bard Yarmosky bắt đầu vẽ khi còn bé. Ông tốt nghiệp cử nhân Nghệ thuật trường Mỹ thuật  New York vào năm 2010. Ông thường tập trung suy nghĩ của mình về ông bà nội-ngoại, và dành những nỗ lực của mình để khám phá các khái niệm của sự lão hóa. Bức tranh và bản vẽ của ông đã được trưng bày và sưu tập trên khắp nước Mỹ và thế giới. Jason Bard Yarmosky nói về bức tranh “Sleep Walking ” (tạm dịch: Mộng du)  của mình một cách chân thật:  Ý ​​tưởng của bức tranh này là tôi vẽ ông nội của tôi thức dậy trong đêm để tìm bà tôi, người đang mộng du trên tường. Các khái niệm của  hình ảnh đó là một phép ẩn dụ. Bóng của bà nội nằm sau người bà ấy, biểu tượng  cho quá khứ và phủ trên tấm ảnh đám cưới của họ trên tường. Điều này có nghĩa khoảng cách thời gian từ khi họ gặp nhau và hiện tại. Bên cạnh cái bóng là một gương hình bầu dục. Gương phản ánh cái bóng của tôi (tác giả) trên tường đối diện hai ông bà. Như là tôi đang vẽ chính tôi đang hiện diện để mục kích sự gặp gỡ của hai người.   

Mark Dutcher, họa sĩ người Mỹ, nói về bức tranh có ý nghĩa “Meaningful Life”- Cuộc sống đầy ý nghĩa: Tôi vẽ tranh này khi ý niệm về người chị gái tôi đã mất vào năm vừa rồi. Hình ảnh của ý niệm này thường xuyên án ngữ trong tâm trí, ký ức tôi. Như trong cách chúng ta nhớ đến một con người và các sự kiện liên quan. Rồi ta cố gắng làm sao để chuyển tải lên bức tranh các hình tường rút ra từ ý niệm thường trực đó, do vậy, bức tranh như vật thể ghi nhận và lưu giữ sự “chuyển giao” một cái gì đó trực tiếp từ tâm tư người vẽ. Dù biết nó là một khái niệm thời đã cũ nhưng tôi có thể cảm thấy sự hiện diện của “cái gì đó” phát ra từ bức tranh. Vì vậy, tôi vẽ bức tranh cho chị Laurie  của tôi, đôi khi chỉ cần kết hợp các chữ cái từ tên của mình, đôi khi sử dụng những ca từ và các nhịp điệu qua các bài hát chị tôi ưa thích-từ đó, bức tranh không mang vẻ trầm tư hay suy tưởng quá nhiều về sự mất mát mà nó đang nói với chúng ta bằng ngữ điệu mạnh mẽ của cuộc sống.

Họa sĩ Timothy Robert Smith là một nghệ sĩ vẽ tranh tường nổi tiếng ở Los Angeles, Mỹ. Những bức tranh của ông xuất hiện trên khắp Los Angeles, trên các góc phố, bên ngoài thư viện và trường học. Bức tranh sơn dầu gây ấn tượng của ông đưa ra một tầm nhìn mới về thực tế, thường xuyên khám phá nhị nguyên được tìm thấy trong bản chất con người và xã hội.  

Nữ họa sĩ Susanah Martin, họa sĩ người Đức nói vài năm qua đã chuyển sự tập trung đối với một chủ đề rất cổ điển trong nghệ thuật: Người đang tắm. Có nhiều khi con người tắm trần truồng-gọi là tranh khỏa thân. Với tranh khỏa thân tôi đang cố gắng để đạt vai trò hình ảnh khỏa thân truyền thống mang đậm tính nghệ thuật.

Họa sĩ Jeremy Lipking lại bày tỏ: Tôi thường không có một thông điệp mà tôi đang cố gắng để giao tiếp thông qua nghệ thuật của tôi. Tôi thường làm một bức tranh chỉ vì niềm vui khi được cầm cọ để vẽ .

Nữ họa sĩ Nadine Robbins là một nghệ sĩ người Mỹ chuyên về chân dung, dựa vào khả năng nhiếp ảnh để chớp các hoạt động trong cuộc sống. Nadine có một cách tiếp cận gọn gàng hiện đại để vẽ chân dung. Cô nói: Sự phát triển bất ngờ đã xảy ra khi tôi đang chụp ảnh một mô hình vào một ngày mùa hè ướt át. Nhà kho nơi chúng tôi đã chụp rất ngột ngạt, nóng bỏng, và có thể vì thế, bức tranh chân dung tôi vẽ bị ảnh hưởng theo-chúng trở nên nóng bỏng.

Jennifer Pochinski là một họa sĩ Sacramento, California. Cô thường vẽ tranh khổ lớn với phong cách hào phóng. Với bức The Twelve Year Old (tạm dịch “Em bé mười hai tuổi”), Jennifer Pochinski cho biết: Tôi muốn vẽ hình tượng thật đơn giản - chỉ là cô bé trong chiếc váy trắng trên một  nền cũng màu trắng.

HOÀNG ĐẶNG
 

;
.
.
.
.
.