.

Bất động sản tăng trưởng nhờ phát triển kinh tế và hạ tầng đô thị

.

Đây là nhận định được CBRE Việt Nam đưa ra tại buổi công bố tiêu điểm thị trường bất động sản Đà Nẵng quý II-2016. Theo đó, 5 tháng đầu năm 2016 có 2.612 căn hộ mới được giao dịch thành công, tăng 74,6% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó chủ yếu là căn hộ trung cấp và bình dân, chiếm 83% tổng số căn hộ được bán và giá bán cũng tăng đáng kể so với năm 2015.

Phát triển thị trường căn hộ ở dự án Khu đô thị FPT Đà Nẵng
Phát triển thị trường căn hộ ở dự án Khu đô thị FPT Đà Nẵng

Tăng trưởng thị trường: 6 tháng = 5 năm 

Khảo sát của CBRE, giá căn hộ khách sạn khu vực ven biển Đà Nẵng đang có sự tăng trưởng mạnh. Đơn cử, dự án Hyatt Regency (183 căn, diện tích 70 – 193m2), diện  tích 41 – 115m2, tỉ lệ đã bán 100%, mức giá hiện tại 2.276USD/m2 so với mức giá chào bán năm 2011 là 1.411USD/m2. Dự án Fusion Suite (129 căn, diện tích 37 – 125m2), tỉ lệ đã bán 95%, mức giá hiện tại 2.200USD/m2 so với mức giá chào bán năm 2013 là 1.665USD/m2...

Theo CBRE, Đà Nẵng hiện đứng thứ 3 cả nước (sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội) về tổng số dự án BĐS đang xây dựng với 79 dự án ở tất cả các phân khúc văn phòng, bán lẻ, căn hộ dịch vụ, nhà ở.

Số lượng căn hộ này đã đẩy nguồn cung căn hộ, khách sạn tăng lên 3.084 căn ở thời điểm hiện tại. Trong đó phân khúc cao cấp chiếm tỷ trọng cao nhất, với 76%, tiếp theo là trung cấp với 16% và hạng sang là 9%.

"Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, Đà Nẵng chứng kiến số lượng nguồn cung căn hộ nghỉ dưỡng bán bằng 5 năm qua cộng lại cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng của thị trường này trong thời gian tới", bà Dương Thùy Dung, Phó giám đốc CBRE Việt Nam, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam cho biết.

Kéo theo là những giao dịch và sôi động trở lại của thị trường ở phân khúc này, các sàn giao dịch ghi nhận tỷ lệ giao dịch bán thành công bình quân đạt 63% với khách mua từ Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc thống lĩnh 75-85% số giao dịch. Trong đó, tỷ lệ bán của sản phẩm biệt thự hạng sang và cao cấp lần lượt tăng 5,9% và 9,4% so với quý 4/2015.

Theo các chuyên gia, sự tăng trưởng này đạt được là nhờ sự hấp dẫn về tăng trưởng kinh tế ở Đà Nẵng, và còn nhờ sự chuyển hướng của các nhà đầu tư trong xây dựng sản phẩm và chính sách cam kết với người mua. Chẳng hạn như cam kết người mua sẽ đạt lợi nhuận từ 9-10%/năm trong thời gian từ 5-10 năm.

Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam cho biết: "Về tổng thể, cả thị trường căn hộ khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng bán cho thấy những chuyển biến tích cực trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016. Đặc biệt, các dự án được quản lý bởi các nhà quản lý nổi tiếng và có những chương trình cam kết lợi nhuận cố định hàng năm đang cho thấy sức hút với người mua để đầu tư".

Các dự án BĐS ven biển đang thu hút nhà đầu tư
Các dự án bất động sản ven biển đang thu hút nhà đầu tư

Các nhà đầu tư tại Đà Nẵng đã chứng kiến một loạt các dự án căn hộ nghỉ dưỡng của các nhà đầu tư danh tiếng như: Vinacapital, Indocapital, Vingroup, Sungroup,.., cùng những thương hiệu như: Ocean Villas, Northman, The Point,... định hướng kinh doanh theo hình thức căn hộ truyền thống thì nay đã chuyển sang căn hộ nghỉ dưỡng du lịch cho thuê với mức cam kết lợi nhuận hấp dẫn từ 9-10%/năm khiến người mua bị cuốn hút.

Và cùng xu hướng đó, một loạt dự án căn hộ truyền thống trước đây như: Alacater, F.home, Mường Thanh, Harmany, The Monarchy,... cũng đã thay đổi các chính sách chăm sóc khác hàng, với những cam kết mức lợi nhuận hấp dẫn, cùng thời gian duy trì đủ để thuyết phục người mua, nhờ đó nguồn cung tăng mạnh nhưng vẫn đảm bảo tăng được lượng giao dịch thành công.

Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, thị trường ghi nhận có khoảng 2.612 giao dịch bán ở thị trường căn hộ, tăng 74,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, phân khúc bình dân có số lượng giao dịch nhiều nhất với 45,8% (tăng từ 63,5% lên 87,6% so với cùng kỳ năm ngoái), tiếp theo là trung cấp 36,3% (tăng từ 78,8% lên 82,6% so với cùng kỳ năm ngoái), và cao cấp là 17,9%. Kéo theo đó là giá bán cũng tăng ở mức 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái đối với phân khúc hạng trung. 

"Chủ đầu tư tiếp tục đưa ra những chương trình khuyến mãi để đẩy nhanh quá trình thanh toán, hay Luật đất đai mới đã thu hút sự quan tâm nhất định của các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài",  ông Marc Townsend nhận định.

Cú huých từ tăng trưởng kinh tế và hạ tầng đô thị

Bất động sản Đà Nẵng là một thị trường tiềm năng với những tăng trưởng vượt trội về chỉ tiêu kinh tế, gia tăng dân số cơ học, môi trường tự nhiên, thể chế chính quyền. Nhất là các nhà đầu tư đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ về các phương án khai thác, mức lợi nhuận cam kết đem lại cho người mua mang tính bền vững khiến bất động sản, nhất là lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng khiến bất động sản du lịch hấp dẫn.

Theo số liệu nghiên cứu, GDP của Đà Nẵng đang tăng trưởng mạnh ở mức 7,1%, cao hơn mức trung bình của cả nước là 5,5%. Đặc biệt, là trong Q1/2016, Đà Nẵng đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm 35% (tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái); khách trong nước cũng tăng đến 20%. Cùng với đó là số đường bay cũng như chuyến bay đến Đà Nẵng tăng mạnh với 2.598 chuyến bay trong 6 tháng đầu năm 2016. Và 25 đường bay quốc tế chủ yếu đến từ châu Á, cùng 100 chuyến bay diễn ra hàng ngày đang động lực khiến Đà Nẵng trở nên hấp dẫn.

"Trong quý 1-2016, giá phòng trung bình của khách sạn 5 sao và 4 sao lần lượt tăng 12% và 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ vậy, công suất phòng cũng tăng khả quan cho thấy loại hình kinh doanh này đang hấp dẫn giới đầu tư", bà Dương Thùy Dung, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam cho biết.

Việc các chủ đầu tư cam kết mức lợi nhuận mang lại cho người mua đối với sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng bán từ 9-10%/năm kéo dài trong 5-10 năm không chỉ là chiêu thức bán hàng mới đã mang lại kết quả kinh doanh đáng ngạc nhiên cho họ mà là phương thức kinh doanh tốt khi chạm được tâm lý của người mua. Đảm bảo khả năng sinh lời cho người mua mang tính ổn định. Hiệu quả này cũng được các nhà đầu tư nhỏ hơn áp dụng và họ đã thành công. 

Triệu Tùng

;
.
.
.
.
.