Uy nghiêm tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê

ĐNO - Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê (Mẹ Nhu) sừng sững, uy nghi đứng giữa con đường trung tâm dẫn vào thành phố, tôn vinh sự hy sinh anh dũng của Mẹ gắn liền với chiến công hiển hách của 7 Dũng sĩ Thanh Khê...

a
Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê đặt tại đường Điện Biên Phủ dẫn vào nội thành Đà Nẵng.
Mẹ đứng đó như đang thầm thì kể về câu chuyện cảm động nhưng ngoan cường về tinh thần chiến đấu anh dũng, hi sinh can trường của Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ phường Thanh Lộc Đán trong trận đánh vang dội vào ngày 26-12-1968.
Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê cao gần 12m, do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện trong 6 tháng, khánh thành năm 1985, nhân kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng Đà Nẵng.
Sau ngày giải phóng 1975, thành phố Đà Nẵng đã tạc tượng Mẹ Nhu làm bằng 7.000 vỏ đạn, đặt tại đường Điện Biên Phủ dẫn vào nội thành Đà Nẵng.
Tượng Mẹ Nhu được làm bằng 7.000 vỏ đạn.
một cánh tay người mẹ đặt vào lồng ngực và một cánh tay chỉ về phía trước
Gương mặt hiền từ nhưng cũng đầy cương nghị của người mẹ Thanh Khê.
Tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê đứng sừng sững suốt hơn 30 năm qua dù được làm từ vỏ đạn đồng.
Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê lồng lộng giữa trời xanh mây trắng.
a
Những chiến sĩ trong vòng tay chở che của người Mẹ.
Di tích “Khu lưu niệm nhà Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ” có diện tích hơn 600m2, nằm trong con hẻm nhỏ đường Trần Cao Vân. Tại đây có nhà lưu niệm trưng bày tài liệu, hiện vật tiêu biểu liên quan đến Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ Thanh Khê
Cùng với tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê, Khu lưu niệm nhà Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê (K748 Trần Cao Vân, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê) là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng của một thời chống Mỹ của quân và dân Đà Nẵng.
a
Khu lưu niệm nhà Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ trở thành địa chỉ đỏ về lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, thế hệ trẻ, các tầng lớp nhân dân... trên địa bàn phường nói riêng và thành phố nói chung.
chén đĩa và hộp thiếc mà Mẹ Nhu từng dùng để đưa cơm xuống hầm cho các chiến sĩ.
Tô sành mà Mẹ Nhu từng dùng để đưa cơm xuống hầm cho các chiến sĩ được trưng bày trong khu lưu niệm.
Bộ áo quần  Mẹ Nhu đã mặc trong thời điểm bị địch tra khảo và Mẹ anh dũng hy sinh (26-12-1968).
Bộ áo quần Mẹ Nhu đã mặc trong thời điểm bị địch tra khảo. Mẹ đã anh dũng hy sinh trong buổi sáng lịch sử ngày 26-12-1968.

THỤC NHÂN (thực hiện)

;
.
.
.
.